Đánh giá lại GDP: Chỉ là cập nhật số liệu đầy đủ, chính xác hơn
Quy mô GDP Việt Nam tăng thêm 25,4%/năm sau khi tính toán lại | |
Khó - dễ việc tính toán lại GDP | |
Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP |
Tọa đàm Đối thoại chính sách với chủ đề: “Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều”. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 31/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tọa đàm Đối thoại chính sách với chủ đề: “Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều”.
Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, việc tính toán lại quy mô GDP vừa qua đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, người dân và doanh nghiệp… Vì thế, việc tính toán này cần phải được nhìn nhận một cách cụ thể, từ góc nhìn khác nhau từ các bên liên quan để có những ý kiến xác đáng, giúp ích cho phát triển kinh tế vĩ mô.
Theo các chuyên gia, GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, không chỉ phản ánh quy mô, tiềm lực của nền kinh tế mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, hoạt động sản xuất phát triển đa dạng… nên việc theo dõi, thu thập và cập nhất thông tin gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng số liệu thống kê. Vì thế, việc đánh giá lại quy mô GDP là điều cần thiết.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, hầu hết các nước trên thế giới đều đánh giá lại quy mô GDP nhằm đánh giá lại vai trò của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế. Vì thế, Tổng cục Thống kê sẽ tính toán trên nguyên tắc: đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo thống nhất quy trình và phương pháp tính, đảm bảo tính lịch sử và tính so sánh.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại Tọa đàm đặt ra lo ngại, việc tính toán lại GDP sẽ có tác động cả tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế, nên vấn đề là làm thế nào để có sự hài hòa và phù hợp.
Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long, GDP đánh giá lại tăng 25,4% sẽ gây lo ngại khi nguồn thu không đổi, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng. Hơn nữa, việc đánh giá lại nằm ở giai đoạn 2011-2017 không còn nhiều ý nghĩa khi nền kinh tế đã diễn ra như vậy rồi, trong khi nghiên cứu tác động đến tương lai mới là điều đáng quan tâm. Bởi chỉ tiêu GDP là căn cứ và cơ sở quan trọng để tính một số chỉ tiêu như: nợ công, nợ nước ngoài, đầu tư công, thâm hụt ngân sách…
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, chúng ta có thể an tâm khi việc đánh giá lại quy mô GDP được Tổng cục Thống kê thực hiện trên các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Nên đây không phải là cách tính mới mà chỉ là cập nhất số liệu tính toán đầy đủ, chính xác hơn.
Tin liên quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics