Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Châu Á ngấp nghé bờ vực "chiến tranh tiền tệ"? |
Đồng yen của Nhật Bản và đồng USD. |
Tuyên bố mới nhất của ông Powell đã khiến các đồng tiền châu Á đối mặt với "cơn bão lớn" dưới tác động của đồng USD mạnh, trong đó, nhiều loại tiền tệ đã giảm xuống mức thấp mới trong vài tháng hoặc thậm chí trong lịch sử.
Cụ thể, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trong phiên giao dịch ngày 16/4 đã giảm xuống còn 7,1028 NDT/USD - mức giảm thấp nhất trong 5 tháng; đồng yen của Nhật Bản giảm xuống dưới mốc 154,60 yen/USD - chạm mức thấp mới kể từ năm 1990; đồng rupee của Ấn Độ tiếp tục chạm mức thấp mới mọi thời đại với tỷ giá 83,535 rupee/USD; đồng peso của Philippines ngày 17/4 lần đầu tiên giảm xuống dưới mức quan trọng 57 peso/USD kể từ cuối năm 2022. Trong khi đó, tỷ giá đồng USD so với đồng won của Hàn Quốc đã nhanh chóng tăng lên trên mốc 1.400 won/USD vào đầu ngày 16/4 - chạm mốc số nguyên này lần đầu tiên kể từ tháng 11/2023.
Theo các nhà phân tích, đợt tăng vọt lên đỉnh cao này của đồng USD chắc chắn là do Fed đã dập tắt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mà nguyên nhân chính là dữ liệu kinh tế Mỹ tốt và lạm phát đang tăng trở lại.Giới phân tích cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn tới đợt lạm phát lần này ở Mỹ kéo dài dai dẳng. Thứ nhất, quy mô đổ tiền của Mỹ sau đại dịch Covid-19 là quá lớn khiến nước này khó kiềm chế được lạm phát. Tốc độ in tiền (tốc độ tăng trưởng M2 hàng năm) của Mỹ từng đạt tới 25%, gần bằng gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT của Trung Quốc năm 2009. Thứ hai, trong vài năm dịch bệnh Covid-19 vừa qua, Mỹ đã phát động một đợt cách mạng công nghệ mới, chủ yếu về trí tuệ nhân tạo (AI), phương tiện năng lượng mới, khoa học và công nghệ đời sống... Điều này có tác động thúc đẩy tương đối rõ ràng đối với nền kinh tế, có thể thấy được từ sự tăng trưởng dài hạn của thị trường vốn. Thứ ba, chính sách thương mại “kiềm chế” của Mỹ đối với Trung Quốc cũng khiến việc quản lý lạm phát ở Mỹ trở nên khó khăn hơn. Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần cố giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhưng bất thành. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm dẫn tới hậu quả là giá cả sẽ tăng lên. Mỹ đã áp đặt thuế quan bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát của nước này và buộc nước này phải hoãn việc cắt giảm lãi suất.
Ngoài ra, sức mạnh ngắn hạn của đồng USD lần này còn cộng hưởng với các xung đột địa chính trị Nga-Ukraine và Trung Đông, khiến chỉ số USD tăng giá. Ngoài ra, mặc dù Mỹ không muốn cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn nhưng các nền kinh tế khác cũng không muốn theo nhịp của đồng USD và muốn cắt giảm lãi suất trước. Vì vậy, một số nguồn vốn đang đổ vào Mỹ, khiến chỉ số USD tăng. Do vậy, rất có thể thế giới sẽ thực hiện một số hành động trước khi Mỹ cắt giảm lãi suất.
Tin liên quan
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
20:30 | 08/11/2024 An ninh XNK
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics