Châu Á ngấp nghé bờ vực "chiến tranh tiền tệ"?
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung lan rộng sang nhiều lĩnh vực Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có dấu hiệu phục hồi |
Nhân viên kiểm tra các tấm pin mặt trời tại nhà máy ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. |
Việc Trung Quốc chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao như tua-bin gió, tấm pin mặt trời, xe điện và pin lithium-ion - đã gây ra sự bất bình ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu lo ngại rằng chính sách trợ cấp mạnh tay của Trung Quốc đối với những công ty công nghệ xanh của nước này đã dẫn đến tình trạng dư thừa xuất khẩu, đẩy giá xuống mức khiến các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu phải phá sản.
Trong khi đó, sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với lĩnh vực sản xuất hàng hóa công nghệ cao dường như đang mang lại một số lợi ích cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang phải vật lộn với sự sụp đổ ngày càng nghiêm trọng của thị trường bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng vọt. Tuy nhiên, chiến lược của Bắc Kinh dựa vào tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế suy giảm, có thể bị cản trở bởi đồng yen Nhật Bản yếu, hiện được giao dịch ở mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 1990. Đồng yen đã được xếp vào danh sách các loại tiền tệ yếu nhất thế giới trong năm nay và vẫn tiếp tục trượt dốc ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào tháng trước chấm dứt chính sách lãi suất âm sau 8 năm thực hiện.
Các nhà phân tích tin rằng đồng yen có thể tiếp tục giảm xuống mức 160 yen/USD, đặc biệt nếu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, đồng yen giảm giá có thể khiến Bắc Kinh lo ngại bởi Nhật Bản cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu hàng hóa sản xuất cao cấp. Đồng yen yếu giúp tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất trên thị trường toàn cầu. Đồng yen giảm giá xảy ra trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc cũng chịu áp lực do các nhà giao dịch kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương nước này) sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy hoạt động kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đồng ý để đồng NDT mất giá nhanh chóng do lo ngại dòng vốn ồ ạt sẽ chạy khỏi nước này như đã xảy ra năm 2015 khi đồng NDT giảm giá bất ngờ.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang dần mất kiên nhẫn với đồng yen Nhật yếu. Cuối tháng trước, PBoC bất ngờ làm suy yếu tỷ giá tham chiếu hàng ngày của đồng NDT, khiến đồng tiền này ở mức được phép lệch chỉ 2%, mức cao nhất kể từ đầu tháng 2/2024. Điều này gây ra một đợt bán tháo đồng NDT, khiến đồng nội tệ Trung Quốc giảm xuống dưới mức quan trọng về mặt tâm lý là 7,2 NDT/USD. Một số nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc cùng Nhật Bản phá giá tiền tệ chỉ là vấn đề thời gian, và có thể sẽ kéo theo các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc.
Tin liên quan
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics