Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024
Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các định chế tài chính khu vực và quốc tế lần lượt đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế châu Á năm 2024.
Hầu hết các định chế này đều đưa ra góc nhìn tích cực, lạc quan và tin rằng châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024.
Đánh giá lạc quan từ ADB
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á từ mức 4,7% trước đó lên 4,9%, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng 4,8% của năm 2024.
ADB nhấn mạnh tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tương đối lạc quan, nhu cầu trong nước lành mạnh, kiều hối dồi dào và đà phục hồi tích cực của ngành du lịch là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối diện với áp lực, bao gồm các vấn đề như lãi suất toàn cầu tăng cao, nhu cầu của các nền kinh tế phát triển suy yếu.
Báo cáo “Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2024” do Ngân hàng Deutsche Bank công bố ngày 7/12/2023 dự báo, châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024.
Theo phân tích của báo cáo, áp lực lạm phát tương đối thấp đã cung cấp dư địa chính sách đầy đủ cho hầu hết các ngân hàng trung ương châu Á.
Bên cạnh đó, triển vọng thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có ý nghĩa rất quan trọng để dỡ bỏ những trở ngại đối với việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại châu Á.
Chuyên gia Juliana Lee, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Deutsche Bank, cho rằng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á đã chậm lại đáng kể trong năm 2023. Tuy nhiên, nhờ xuất khẩu phục hồi ôn hòa và chính sách vĩ mô nới lỏng ở nhiều nền kinh tế trong khu vực, năm 2024 châu Á có triển vọng dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu.
Theo Deutsche Bank, cơ hội và rủi ro của kinh tế châu Á cùng tồn tại. Xét về các nhân tố tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ "hạ cánh mềm," mang lại không gian nới lỏng tiền tệ hạn chế và châu Á có triển vọng đón nhận sự phục hồi của xuất khẩu mạnh mẽ hơn.
Xét từ các nhân tố bất lợi, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể nghiêm trọng hơn dự kiến, điều này có thể dẫn đến rủi ro rơi vào suy thoái lần hai của các nền kinh tế phát triển ở châu Á.
Đối với triển vọng của các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, các ngân hàng đầu tư quốc tế cho rằng tình hình của các thị trường mới nổi tốt xấu đan xen, Trung Quốc gây áp lực lên tăng trưởng chung của các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu trong nước mạnh mẽ, Ấn Độ và Indonesia sẽ có hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với Trung Quốc.
Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chậm lại, tốc độ tăng trưởng năm 2024 và 2025 sẽ ở mức dưới 3%, tăng trưởng của các thị trường đã phát triển nhìn chung yếu…
Ở khu vực châu Á, các thị trường mới nổi Ấn Độ, Indonesia và Philippines vẫn là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, nhưng quy mô kinh tế của những nước này cộng lại vẫn chưa bằng một nữa Trung Quốc.
Trung Quốc: Từ giảm phát đến lạm phát thấp
Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ lên 4,2% vào năm 2024, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2022- 2023 là 4% (năm 2023 là 5,1%), chủ yếu nhờ sự cải thiện của thị trường tiêu dùng trong nước và chính sách kích thích mạnh mẽ của chính phủ.
Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân năm 2024 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ duy trì ở mức 5%.
Cùng với sự phục hồi hơn nữa của khu vực dịch vụ thâm dụng lao động, tăng trưởng của thu nhập khả dụng có thể tiếp tục vượt qua tăng trưởng GDP.
Ngoài ra, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và chương trình tái thiết làng đô thị, xây dựng nhà ở xã hội có thể sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đầu tư liên tục suy yếu của các nhà phát triển.
Ấn Độ: Mở rộng ổn định
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 của Ấn Độ là 6,4%, sang năm 2025 sẽ duy trì ở mức 6,5%.
Tỷ lệ lạm phát chung dự kiến của nước này sẽ giảm dần từ 5,6% vào năm 2023 xuống 5,1% trong năm 2024 và 4,8% trong năm 2025.
Đồng tiền mệnh giá 100 rupee của Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Về lạm phát lõi (lạm phát cơ bản), Morgan Stanley dự báo lạm phát hàng hóa lõi sẽ giảm dưới sự thúc đẩy của chuỗi cung ứng đã bình thường hóa trở lại và lạm phát dịch vụ lõi có thể sẽ tăng nhẹ. Do đó, tỷ lệ lạm phát lõi năm 2024 và 2025 có thể sẽ duy trì ở mức trên dưới 5%.
Ngoài ra, Morgan Stanley cho rằng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (ngân hàng trung ương) sẽ duy trì thái độ thận trọng và giữ lãi suất ổn định trong nửa đầu năm 2024, chu kỳ nới lỏng sẽ bắt đầu từ quý 2/2024, tiền đề là tỷ lệ lạm phát của quý I/2024 giảm xuống trong phạm vi 5-5,5% và duy trì ở mức 5% sau đó.
Mặc dù lãi suất toàn cầu tương đối cao và tính không xác định gia tăng, nhưng kinh tế Ấn Độ vẫn tiếp tục thịnh vượng.
Trong khi đó, Goldman Sachs dự báo Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 6% hoặc cao hơn.
Đặc trưng của thị trường Ấn Độ là lợi tức dân số và tính nhạy cảm đối với các cú sốc bên ngoài thấp.
Nguyên nhân của sự cải thiện tính ổn định bên ngoài là Ấn Độ bắt đầu đưa vào vận hành chỉ số trái phiếu toàn cầu vào hồi tháng Sáu, mang lại sự thay đổi mới cho luồng danh mục đầu tư, hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chính sách trợ cấp của chính phủ đối với sản xuất trong nước, cũng như dự trữ ngoại hối gần 600 tỷ USD.
Những thách thức chủ yếu trong ngắn hạn của Ấn Độ là các nhân tố nguồn cung như giá thực phẩm biến động, nút thắt vận chuyển và sản xuất…, cộng thêm tính thiếu ổn định chính trị trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào quý 2/2024, cũng như kế hoạch chỉnh đốn ngân sách sau bầu cử gây hạn chế triển vọng tăng trưởng kinh tế Ấn Độ.
Indonesia: Thị trường tiêu dùng trong nước mạnh mẽ
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 của Indonesia là 5,1% và năm 2025 duy trì ở mức 5,2%.
Dự kiến tỷ lệ lạm phát tổng thể của nước này sẽ giảm từ mức 3,6% của năm 2023 xuống còn 3% trong năm 2024 và 2,7% trong năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất sẽ bắt đầu hạ từ cuối quý 2/2024.
Kinh tế Indonesia tương đối phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, điều này khiến cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á nhạy cảm hơn với lãi suất toàn cầu và tỷ giá đồng USD.
Gần đây, Ngân hàng trung ương Indonesia đã một lần nữa tăng lãi suất chuẩn sau khi đóng băng lãi suất trong vài tháng. Các thị trường dự đoán năm 2024 nước này có thể không áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ tích cực.
Goldman Sachs cho rằng trong những năm tới Indonesia có thể đạt tăng trưởng trung bình ở mức 5%.
Tóm lại, mặc dù phục hồi không đồng bộ và phân hóa, nhưng triển vọng phát triển kinh tế năm 2024 của châu Á vẫn tương đối lạc quan, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động chính sách của các nước lớn chủ chốt, cũng như diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị./.
Tin liên quan

Vụ vận chuyển trái phép 235 kg bạc ở biên giới Lào Cai được triệt phá thế nào?
09:39 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?
15:21 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - chai 125ml

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - chai 125ml

Lại thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Thị trường tài chính xanh sẽ phát triển mạnh mẽ

Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

AMV bị cắt margin và loạt cảnh báo 'trói chân' nhà đầu tư

Nhiều cơ hội cho thị trường tài chính xanh
