Đã có thay đổi vượt bậc trong nhận thức về phòng vệ thương mại
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) |
Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng tại các quốc gia NK hàng hóa lớn của Việt Nam cũng như tình trạng hàng Việt tăng tốc XK quá nhanh vào các thị trường khi tận dụng cơ hội từ các FTA, đặc biệt là thị trường lớn như Mỹ, EU có phải là nguyên nhân mấu chốt khiến hàng Việt ngày càng phải đối diện với nhiều vụ kiện PVTM không, thưa bà?
Việc Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện PVTM là điều tất yếu, không thể tránh khỏi khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kim ngạch XNK của ta tăng nhanh. Đây là những vấn đề có thể phát sinh mà chúng ta đã lường trước. Bên cạnh đó, xu thế gia tăng các vụ viêc PVTM còn từ một số nguyên nhân như kinh tế suy thoái, tác động của đại dịch Covid-19, xu thế bảo hộ gia tăng tại một số thị trường…
Tuy nhiên, có những thị trường Việt Nam tăng XK nhiều như Trung Quốc, Nhật Bản nhưng hầu như không bị khởi kiện PVTM. Như vậy, kiện PVTM hay không còn phụ thuộc vào đặc điểm chính sách thương mại của mỗi nước, tính chất nền kinh tế của nước đó cũng như mặt hàng XK của ta. Các hàng hóa bị điều tra áp dụng PVTM nhiều đa phần là hàng hóa có tính sản xuất hàng loạt chủ yếu ở phân khúc nguyên vật liệu, thứ hai là thành phẩm ở phân khúc tiêu dùng phổ biến. Sau này, Việt Nam tiến tới XK sản phẩm tinh hơn, giá trị gia tăng cao yêu cầu độ tinh vi, không phải sản phẩm nào cũng giống sản phẩm nào thì có thể sẽ ít bị điều tra, áp dụng PVTM hơn.
Theo bà, nhận thức cũng như thái độ ứng xử của cộng đồng DN Việt Nam với các vụ kiện PVTM đã có đổi thay như thế nào?
Nếu như trước đây, DN chưa biết đến hoặc có nhận thức chưa đây đầy đủ về vụ việc PVTM thì trong khoảng 5-7 năm gần đây, với các nỗ lực của Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội, nhận thức của cộng đồng DN, nhất là DN XK đã tăng lên đáng kể. Nói tới PVTM nói chung và chống bán phá giá nói riêng, nhiều DN đã hình dung ra ngay và coi là việc bình thường trong thương mại quốc tế.
Vì vậy, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với DN trong ứng phó với các vụ kiện PVTM thuận lợi hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp, DN đã chủ động cung cấp cho Cục Phòng vệ thương mại thông tin về khả năng bị kiện, từ đó phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại tìm hiểu thông tin chính thức từ các cơ quan liên quan. Mặc dù số lượng vụ việc khởi kiện PVTM hiện nay tăng nhanh nhưng tỷ lệ xử lý, ứng phó đạt kết quả tích cực cao, giúp DN Việt không bị bị áp thuế hoặc áp thuế thấp, giảm thiểu tác động tiêu cực tới XK của Việt Nam. Thậm chí trong một số trường hợp, các DN còn tận dụng được mức thuế PVTM thấp để tăng trưởng XK.
Bà có thể chia sẻ rõ hơn, đâu là giải pháp mấu chốt giúp Việt Nam phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM trong tương lai ở cả góc độ quản lý nhà nước và cộng đồng DN?
Về cơ quan quản lý nhà nước, việc quan trọng là phải tiếp tục tuyên truyền phổ biến quy định về PVTM. Hiện nay, các DN lớn đều đã có kiến thức về vấn đề này song DN nhỏ và vừa chưa có hiểu biết nhiều. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ chủ động cung cấp thông tin để các DN không quá bị động, lúng túng. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi thông tin cập nhật số liệu nhằm đưa ra cảnh báo kịp thời cho DN XK có giải pháp phòng ngừa vụ việc. Công tác phối hợp giữa các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước, kể cả hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao của ta ở nước ngoài, với hiệp hội, ngành hàng cũng sẽ được đẩy mạnh.
Trong quá trình nếu có vụ kiện PVTM xảy ra, quan trọng nhất là hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương, hiệp hội để đáp ứng đúng quy định của nước NK; hợp tác đầy đủ và theo sát từng vụ việc, kịp thời có ý kiến để bảo vệ DN XK, đồng thời xem xét khả năng khiếu nại ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Với DN, cần lưu ý trong quá trình XK phải luôn theo sát thông tin; thường xuyên trao đổi thông tin với bạn hàng NK, đặc biệt là cả những thông tin về rào cản thương mại có nguy cơ áp dụng lên hàng hóa NK như rào cản hành chính, rào cản kỹ thuật trong thương mại… Các nước hiện nay còn dùng cả rào cản về môi trường, sơ hữu trí tuệ… để áp dụng biện pháp hạn chế NK. DN cũng cần cần đa dạng hóa thị trường XK, đa dạng hóa sản phẩm XK, tránh quá tập trung vào 1 thị trường để giảm thiểu rủi ro khi vụ việc bị áp thuế ở mức khá cao.
Xin cảm ơn bà!
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội: Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm XK để phân tán rủi ro Để khai thác hiệu quả các FTA thế hệ mới trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại đang diễn biến phức tạp, trước tiên các cơ quan lập pháp cần nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện pháp luật, ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cam kết về PVTM trong các FTA phù hợp với thực tiễn đời sống, thống nhất và đồng bộ với các cam kết quốc tế; đồng thời tăng cường tuyên truyền, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, phổ biến kiến thức về PVTM cho các hiệp hội, DN, ngành hàng trong nước; nâng cao năng lực phối hợp xử lí các vụ kiện PVTM cho các sở, ngành, địa phương. Về phía các DN, việc cần làm là chủ động ứng phó, tìm hiểu cơ chế, quy định, thủ tục điều tra của các nước; chủ động hoàn thiện hệ thống quản lý, số liệu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thông tin, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu; xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường XK để phân tán rủi ro, tránh tập trung XK với khối lượng lớn vào một thị trường…
Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai: Chủ động duy trì minh bạch thông tin về năng lực XK của doanh nghiệp Để ứng phó với vấn đề gian lận xuất xứ, kiện PVTM, các hiệp hội gỗ cần thường xuyên theo dõi, rà soát lại hoạt động XK của các DN thành viên để phát hiện các điểm bất thường giữa năng lực sản xuất và sản lượng XK. Việc minh bạch thông tin về năng lực XK của các DN, ngành hàng cần được duy trì một cách chủ động chứ không chỉ khi đã đối mặt với các vụ điều tra, bởi cạnh tranh XK ngày càng gay gắt và đối tác ngày càng coi trọng uy tín, xuất xứ hàng hóa. Uyển Như (ghi)
|
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics