Chống kiện phòng vệ thương mại ngành gỗ: Cần cái “bắt tay” với Hải quan
Năm 2020, XK gỗ và lâm sản cán đích gần 12,5 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh |
Nguy cơ ngày càng lớn
Chia sẻ tại hội thảo “Tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động XNK mặt hàng gỗ” diễn ra ngày 21/12, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ, đánh giá của Chính phủ cho thấy, ngành gỗ là một trong những ngành dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch XK của các mặt hàng nông, lâm sản trong cả nước lên trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, điểm được Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh là ngành gỗ đang ở đầu chiến tuyến trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các cường quốc đang tiếp tục diễn ra.
Năm 2020 là năm đặc biệt đối với ngành gỗ. Về XK, ngạch XK tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, đặc biệt trong quý 2 và 3 của năm nay. Tính hết 11/2020, kim ngạch XK của ngành đạt trên 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2019. Theo đà hiện nay, chắc chắn giá trị XK của cả năm 2020 sẽ cán mốc gần 12,5 tỷ USD. |
Từ đầu năm đến nay, ngành liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, cụ thể đối với mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế. “Gỗ dán không phải là mặt hàng duy nhất. Hiện còn một số mặt hàng XK của Việt Nam có nguy cơ lớn trong tương lai. Gần đây nhất, Cơ quan Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ đã cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm XK vào Hoa Kỳ. Nguy cơ Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các mặt này gỗ của Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Đưa ra con số tổng quan về việc đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại của hàng Việt XK, ông Phùng Gia Đức, Phó trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) nêu rõ, đến nay Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng 199 vụ. Trong 5 năm gần đây nhất có tới 97 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Các thị trường điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ (40 vụ), Ấn Độ (27 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (23 vụ), Australia (16 vụ), Canada (16 vụ), EU (14 vụ) và Philippines (12 vụ). Riêng trong năm 2020, Việt Nam đang bị điều tra tổng cộng 37 vụ việc.
Đáng chú ý, với riêng các vụ việc liên quan tới sản phẩm gỗ tuy nhiều năm trước vắng bóng, song từ năm 2019 đến nay việc bị điều tra lại diễn ra khá dồn dập. Cụ thể các vụ việc như sau: Năm 2015 Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán; cùng năm đó Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF. Năm 2019, Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với gỗ dán. Năm 2020, Việt Nam liên tiếp bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF và Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán.
Thúc đẩy “bắt tay”
Theo bà Hoàng Thị Thủy, Trưởng phòng Xuất xứ và Sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan), thách thức đặt ra hiện tại là hình thức gian lận ngày càng tinh vi và quy mô ngày càng rộng; văn bản pháp quy còn chưa điều chỉnh hết các trường hợp phát sinh trên thực tế; chế tài xử phạt còn chưa mang tính răn đe; nhận thức của một số DN Việt Nam còn hạn chế dẫn tới tiếp tay cho thương mại bất hợp pháp.
Bà Hoàng Thị Thủy, Trưởng phòng Xuất xứ và Sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan): Liên quan đến chống gian lận, giả mạo xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp đối với hàng hóa XNK, đặc biệt là mặt hàng gỗ, ngành Hải quan đã tăng cường công tác thu thập thông tin, thiết lập tiêu chí, đưa vào nhóm đối tượng có rủi ro cao để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp; xử lý nghiêm các trường hợp NK lậu gỗ qua biên giới, vận chuyển gỗ không có nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp trong phạm vi hoạt động của hải quan, đặc biệt là các loại gỗ tròn. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan luôn đề cao cảnh giác đối với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hoạt động vận chuyển gỗ NK bất hợp pháp qua cửa khẩu; đã tổ chức triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu gỗ… |
Để tránh các vụ việc bị điều tra chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, ông Phùng Gia Đức cho rằng, các DN cần có kiến thức về phòng vệ thương mại. Khi XK sang thị trường nào đó, phải có nguồn thông tin từ các đối tác NK từ chính thị trường đó.
Bà Phan Mai Quỳnh, Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ (Cục Phòng vệ thương mại) thì lưu ý, trước khi có vụ việc xảy ra, các nhà XK cần cập nhật danh mục cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại; xây dựng đội ngũ về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong nội bộ; tìm hiểu quy định phòng vệ thương mại của nước điều tra; đa dạng hóa sản phẩm; tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao; đa dạng hóa thị trường. "Đối với nhà sản xuất trong nước, cần theo dõi tình hình hàng hóa NK vào Việt Nam, đồng thời sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ vượt qua được các hàng rào điều tra chống bán phá giá từ các nước”, bà Quỳnh nói.
Bà Hoàng Thị Thủy đề xuất, thời gian tới, ngành gỗ cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với ngành Hải quan trong xác định các mặt hàng rủi ro và các công ty có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; xây dựng kênh kết nối thông tin giữa Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước liên quan nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ chuyển tải bất hợp pháp để từ đó các cơ quan hữu quan sớm có kế hoạch áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. “Khuyến cáo dành cho các DN là cải thiện cơ chế theo dõi, giám sát sử dụng nguyên liệu gỗ; nâng cao nhận thức về gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại…”, bà Thủy nhấn mạnh.
Lo ngại vấn đề gian lận thương mại, ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) bày tỏ quan điểm, có thể hội viên các hội, hiệp hội trong ngành gỗ biết có tình trạng DN Việt Nam do DN FDI đầu tư “đội lốt” hoặc DN FDI có hành vi gian lận nhưng không biết kết nối ở đâu?
“Phía cơ quan Hải quan có đề xuất xây dựng kênh thông tin nhằm cập nhật thường xuyên, tôi thấy rất tốt nhưng cơ chế kết nối thế nào thì chưa rõ. Ví dụ, hội viên tại hiệp hội ở Bình Dương, HAWA… nhìn nhận thấy trong địa bàn của mình có DN FDI có dấu hiệu bất thường, song DN không biết chia sẻ thông tin ở đâu. Hy vọng sau cuộc hội thảo lần này phía cơ quan chức năng có thể làm việc với các hội, hiệp hội để có cơ chế kết nối. Các vấn đề như đơn vị nào là đầu mối nhận thông tin, theo dõi, giám sát… cần phải rõ ràng. Đây cũng là một kiểu “chiến tranh nhân dân” chứ nói cơ quan Hải quan dựa vào chứng từ đi tìm hiểu hết thì làm sao mà tìm hiểu nổi”, ông Phùng Quốc Mẫn nhấn mạnh.
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
08:36 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics