Công nghiệp ô tô Việt Nam: Tạo lợi thế, tạo môi trường thay vì “móc tiền túi” để hỗ trợ
Không ít người hoài nghi liệu Việt Nam có thể phát triển sản xuất ô tô được hay không. Trao đổi với Báo Hải quan về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Kiên (ảnh)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng không thể buông ngành công nghiệp quan trọng này. Theo ông Kiên, ô tô là ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, cần được khuyến khích, hỗ trợ. Tuy nhiên cần phải thay đổi tư duy hỗ trợ.
Thưa ông, đến năm 2025, Việt Nam dự kiến chi 12 tỷ USD, năm 2030 chi 21 tỷ USD để nhập khẩu ô tô. Thực tế là trong 8 tháng đầu năm 2019 chúng ta đã nhập khẩu 102.059 xe, tổng kim ngạch gần 2,26 tỷ USD. Trong bối cảnh hội nhập, nếu sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước không phát triển thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ô tô cho các nước. Tuy nhiên thúc đẩy sản xuất trong nước thế nào lại là bài toán khó, chúng ta đã nhiều lần đưa ra giải pháp mà không đạt được mục tiêu?
Phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Cùng với đó, chúng ta đã có những giai đoạn, dù có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nhưng không đạt kết quả như kỳ vọng. Đơn cử như những giai đoạn cách đây 10 - 20 năm chúng ta đã từng có các doanh nghiệp sản xuất trong nước, có các Tổng công ty cơ khí, ô tô lớn, có hàng loạt liên doanh sản xuất ô tô, nhưng rồi doanh nghiệp trong nước teo tóp, các liên doanh chủ yếu lắp ráp với tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) rất thấp và nhập khẩu nguyên chiếc...
Đến nay, chúng ta nên có một bước lùi lại, để nhìn lại và đánh giá khách quan rằng: 20 năm qua chúng ta đã sai trong chính sách phát triển công nghiệp ô tô. Tư duy hỗ trợ theo kiểu xin-cho, “móc tiền trong túi” bằng cách giảm thuế, phí, cho hưởng chính sách ưu đãi này, ưu đãi kia… không chỉ làm Nhà nước thiệt hại túi tiền ngân sách mà còn không khuyến khích phát triển sản xuất.
Vậy theo ông, chúng ta nên làm như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết theo các FTA, thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam giảm mạnh?
Trước hết cần nhìn vào thực tế làm ô tô là doanh nghiệp, chứ không phải Nhà nước. Vì vậy không thể thiết kế chính sách theo kiểu Nhà nước “cầm chịch” rồi cho doanh nghiệp làm cái này, làm cái kia. Nhiệm vụ của Nhà nước không phải là nay cho doanh nghiệp chơi ở chỗ này, mai đóng cửa cho chơi chỗ khác, rồi can thiệp cụ thể vào cuộc chơi, hay “móc túi” cho ưu đãi này, miễn thuế cái kia…, Nhà nước là cơ quan phục vụ, cần đưa ra những chính sách phát triển phù hợp, đáp ứng đúng mong muốn của doanh nghiệp.
Tôi cho rằng việc Nhà nước cần làm là có chiến lược tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước; chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của các ngành linh phụ kiện ô tô.
Vai trò của Nhà nước là tổ chức hệ sinh thái hay tạo sân chơi cho các doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp, và xác định doanh nghiệp đầu tàu, mũi nhọn để đầu tư, thúc đẩy. Thay vì cho cái này, giảm cái kia, chúng ta nên tính tới chính sách ổn định, tạo hiệu quả lâu dài, đáp ứng đúng thứ doanh nghiệp mong muốn.
Trong bối cảnh các liên doanh chủ yếu lắp ráp, không nâng cao tỉ lệ NĐH, chuyển sang nhập khẩu, chúng ta vẫn có Trường Hải, Thành Công, Vinfast... Các doanh nghiệp này vẫn đang đầu tư, đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên để họ trụ vững và phát triển đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu thì cần tạo ra dung lượng thị trường đủ lớn. Sản xuất, khác với mua về rồi bán. Ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô. Trong khi đó quy mô thị trường Việt Nam đang quá nhỏ, chỉ bằng 1/3 thị trường Thái Lan, 1/4 thị trường Indonesia, trong khi số lượng doanh nghiệp lắp ráp quá nhiều. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy chỉ cần có chính sách tạo dung lượng thị trường lớn là ngành công nghiệp ô tô đủ sức phát triển, đơn cử như Thái Lan. Dung lượng thị trường nước này đạt 1 triệu xe vào năm 2004 (hiện khoảng 1,7 – 1,8 triệu), trong đó khối lượng xe bán tải 1 tấn chiếm tới gần 60% xe thương mại. Hiện nước này đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất xe bán tải.
Do vậy tạo dung lượng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước, khuyến khích sử dụng xe ô tô sản xuất trong nước là điểm chúng ta phải tính đến. Ví dụ đưa ra các gói mua sắm tài sản (ô tô) của các bộ, ngành, địa phương… để cho các doanh nghiệp chủ động đầu tư, sản xuất đáp ứng yêu cầu, tham gia đấu thầu cung cấp.
Tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cho một số doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước với một số sản phẩm ô tô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước.
Ngoài thị trường nội địa, cần tính tới việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu, tập trung ưu tiên đầu tư sản phẩm riêng, đặc thù, sản phẩm có thế mạnh sang các nước. Doanh nghiệp cần gì để có thể xuất khẩu sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng thì hỗ trợ tạo điều kiện hết sức… Có sản lượng lớn, giá thành sản phẩm sẽ hạ, sức cạnh tranh tốt, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư.
Trong nhiều nhóm giải pháp mà Bộ Công Thương mới đây trình Chính phủ, nhóm giải pháp liên quan đến thuế, phí vẫn được các doanh nghiệp kỳ vọng nhất. Đơn cử giải pháp liên quan đến thuế Tiêu thụ đặc biệt (điều chỉnh nâng đối với một số dòng xe và không áp dụng đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản xuất, lắp ráp). Ông có ý kiến gì về đề xuất này?
Thuế, phí vẫn là điểm doanh nghiệp trông vào trong bối cảnh Chính phủ vẫn chưa quyết được giải pháp dài lâu, hiệu quả. Tôi không phản đối giải pháp đó, song vẫn cho rằng cần giải pháp tổng thể để tạo một sân chơi cho các doanh nghiệp. Với lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô theo các FTA đã, đang và sẽ ký, cần sớm có giải pháp hỗ trợ sản xuất trong nước để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Trong nước đã nổi lên những doanh nghiệp đầu tư mạnh cho sản xuất ô tô. Có ý kiến lo ngại những ưu đãi về chính sách của Nhà nước sẽ tạo lợi ích nhóm?
Chúng ta cần phải nhận thức cho đúng, ai đang làm công nghiệp ô tô, đó là doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người bỏ tiền ra đầu tư sản xuất, chứ không phải Nhà nước. Còn muốn có công nghiệp ô tô để không lệ thuộc vào nhập khẩu là Nhà nước. Vậy nếu muốn doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư thì Nhà nước phải tính sao cho có các chính sách thuận lợi, hỗ trợ thiết thực. Nếu không doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền làm cái khác.
Nếu bây giờ mà còn đặt vấn đề ủng hộ doanh nghiệp hay để mặc họ, theo tôi là không nên. Không có quốc gia nào muốn phát triển mà lại không có doanh nghiệp mũi nhọn ở trong một lĩnh vực mũi nhọn. Vấn đề của Nhà nước là tạo môi trường để họ phát triển và lôi kéo được toàn bộ nền kinh tế đi theo.
Xin cảm ơn ông.
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
16:44 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng
16:26 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11
14:22 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội
19:24 | 16/11/2024 Xe - Công nghệ
Taxi bay: Bước đột phá trong lĩnh vực giao thông của Hàn Quốc
08:58 | 13/11/2024 Xe - Công nghệ
Ưu đãi lệ phí trước bạ giúp thị trường ô tô tăng nhiệt
14:05 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới
07:44 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng
16:20 | 11/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics