Công nghệ thay đổi, cần khung khổ pháp lý phù hợp hơn cho giao dịch điện tử
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2023.
Đại diện Bộ TT&TT phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, Luật Giao dịch điện tử ra đời từ năm 2005, sau hơn 15 năm thực hiện, đã thể hiện vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào cải cách hành chính mạnh mẽ. Đặc biệt, sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch trên môi trường mạng, vai trò của Luật Giao dịch điện tử càng thể hiện rõ.
Hơn nữa, luật này tuy ra đời sớm nhưng tính chất quy định theo hướng khung, nguyên tắc nên có tính ổn định cao, vẫn khá tương thích với bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, bối cảnh kinh tế và công nghệ đã có nhiều thay đổi, các giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử ngày càng nhiều, nên rất cần một khung khổ pháp lý phù hợp hơn.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT cho biết, từ việc tiếp thu ý kiến, hiện Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đang xây dựng có 8 chương, 60 điều. Dự thảo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tháo gỡ các vướng mắc về các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu về cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường mạng.
Với những vấn đề ý kiến, đa số ý kiến doanh nghiệp và chuyên gia đều bày tỏ đồng thuận với việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhưng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch điện tử trong giao dịch thương mại, dân sự, kinh tế, tạo khung pháp lý ổn định cho các hoạt động giao dịch điện tử được áp dụng rộng rãi.
Ông Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành, Giám đốc Công ty Luật TNHH quốc tế BMVN cho rằng, phần lớn Luật Giao dịch điện tử của các quốc gia khác trên thế giới chỉ tập trung vào quản lý tính pháp lý của các phương tiện hoặc yếu tố điện tử của các giao dịch như chữ ký số, chứng thư điện tử, hợp đồng điện tử… mà không quản lý các dịch vụ số hoặc nền tảng liên quan.
Đồng thời, đại diện một số doanh nghiệp như Honda, Mercedes Bez cũng kiến nghị, luật về giao dịch điện tử sửa đổi tới đây nên sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong các giao dịch điện tử, nhất là lĩnh vực liên quan đến thuế và hải quan.
Tuy nhiên, phản hồi về ý kiến này, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, từ góc nhìn của cơ quan quản lý như thuế và hải quan thì vấn đề này không dễ. Chẳng hạn như việc hoàn thuế, điều kiện để được hoàn thuế là các giao dịch phải hợp lệ, hợp pháp, nếu việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài không đúng thì sẽ phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Cũng về vấn đề này, đại diện Bộ Tư pháp nhận định cần phải thận trọng trong việc công nhận chữ ký số nước ngoài cũng như giá trị pháp lý của loại hình này. Bởi nếu trong quan hệ dân sự, 2 doanh nghiệp ký kết với nhau mà có tranh chấp thì sẽ có tòa án giải quyết, nhà nước không can thiệp. Nhưng nếu trong quan hệ với cơ quan hành chính và doanh nghiệp thì là quan hệ hành chính, nhà nước phải có trách nhiệm nên cần thận trọng hơn.
Vì thế, vị này cho rằng, các quy định cần được nghiên cứu và sẽ có quy định, hướng dẫn cụ thể sau này.
Ngoài ra, một số ý kiến tại hội thảo cho rằng những biện pháp các cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện nhằm hạn chế và bảo vệ giao dịch điện tử trong dự thảo mới nhất là quá chặt chẽ và có thể dẫn tới sự lạm quyền hoặc lợi ích nhóm; hoặc những quy định về nghĩa vụ của các chủ thể cung cấp dịch vụ như phải cung cấp dịch vụ 24/7, phải công khai các thuật toán, hay phải thông báo với Bộ TT&TT về danh sách nhân viên tuân thủ… có thể ảnh hưởng đến quyền hoạt động kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, tính bảo mật và sự an toàn của hệ thống thông tin mà các chủ thể cung cấp dịch vụ sử dụng.
Từ những vấn đề này, đại diện Bộ TT&TT cho biết, các ý kiến đóng góp sẽ được VCCI tổng hợp và gửi các cơ quan liên quan. Bộ TT&TT sẽ tiếp thu để có những sửa đổi phù hợp, bởi Luật này sau khi được thông qua sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển của kinh tế số nói chung cũng như các hoạt động giao dịch điện tử nói riêng.
Tin liên quan
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
15:22 | 06/11/2024 An ninh XNK
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK