Cộng đồng ASEAN hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nhấn mạnh, năm 2015 là dấu mốc quan trọng khi ASEAN sẽ hoàn thành xây dựng Cộng đồng vào ngày 31-12-2015, với ba trụ cột chính là Chính trị-An ninh, Kinh tế, Văn hóa-Xã hội.
Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và phương châm hội nhập quốc tế “chủ động, tích cực và có trách nhiệm,” Việt Nam đã tham gia đầy đủ, sâu rộng và có nhiều sáng kiến, đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.
Giải đáp những băn khoăn của các đại biểu về cơ hội và thách thức khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh, tham gia ASEAN đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích quan trọng và thiết thực, mà bao trùm là góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Việt Nam sẽ được Cộng đồng ASEAN hỗ trợ bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông
Về Chính trị-An ninh, tham gia ASEAN đã giúp Việt Nam tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương cũng như trong quan hệ giữa các Đảng cầm quyền, Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân.
Việt Nam có thể xác định lập trường phù hợp và phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp; hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông.
Tham gia hợp tác ASEAN đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng và tăng cường quan hệ song phương với các nước ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN; tạo thế cho Việt Nam trong quan hệ với các đối tác bên ngoài cũng như trong việc xử lý nhiều vấn đề khu vực và quốc tế; giúp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm để tham gia các hợp tác liên kết khu vực rộng lớn hơn.
Làm rõ vấn đề quan tâm của nhiều đại biểu về hoạt động của ASEAN liên quan ở Biển Đông, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nêu rõ, đảm bảo ổn định, hòa bình và an ninh ở Biển Đông là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nước ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN.
Trước hết, các nước đối tác cũng như ASEAN nhất trí cho rằng việc bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông gắn chặt với vấn đề bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực Đông Nam Á và liên quan đến hòa bình, an ninh kinh tế.
ASEAN đã có văn bản pháp lý, nguyên tắc liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Ví dụ như Hiến chương ASEAN đã nêu rất rõ về nguyên tắc là tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia, giải quyết hòa bình mọi tranh chấp. Đó là những nguyên tắc định hướng đối với quan hệ các nước ASEAN, cũng như là giữa các nước ASEAN với đối tác.
Các cơ chế của ASEAN cũng là các diễn đàn để các nước trao đổi về những quan tâm, lo ngại đối với những diễn biến ở Biển Đông. ASEAN cũng có những cơ chế để bàn về những biện pháp thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó, có nhiều điều khoản, có những điều khoản rất quan trọng là điều 5 và điều 6 liên quan đến việc các bên không có những hành động có thể làm căng thẳng hoặc làm xấu đi tình hình, vì vậy làm ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp.
Cùng với đó, Việt Nam và các nước ASEAN mong muốn sớm tiến tới thương lượng để xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các nước ASEAN cũng như các đối tác đã trao đổi về các biện pháp tạm thời, các biện pháp mang tính chất là xây dựng lòng tin để giảm những rủi ro, những biện pháp liên quan đến thiết lập đường dây nóng thông tin cho nhau.
Cũng phải nói thêm là khi nói về vấn đề Biển Đông trong các hoạt động của ASEAN thì bao gồm cả các nội dung rộng khác ví dụ như những hoạt động liên quan đến hợp tác để chống cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển, biến đổi khí hậu… Do đó, vấn đề hợp tác ở Biển Đông cũng là một nội dung quan trọng trong những trao đổi, hoạt động của ASEAN liên quan đến biển Đông.
Mở rộng thị trường nội khối
Về kinh tế, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được hình thành sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho các nước thành viên ASEAN, trước hết đó là cơ hội mở rộng thị trường trong nội khối với khu vực kinh tế hơn 600 triệu dân và GDP hàng năm đạt gần 3000 tỷ USD.
Hàng rào thuế quan được loại bỏ, các hàng rào phi thuế được cắt giảm sẽ giúp hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động lưu chuyển thông thoáng hơn, tạo tiền đề nâng cao sức mạnh kinh tế của khu vực ASEAN.
Thị trường khu vực được liên kết là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu). Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Việt Nam phát huy tiềm năng và lợi thế phát triển như dịch vụ du lịch, vận tải hàng không, đồng thời tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp có năng lực đẩy mạnh đầu tư ra các nước ASEAN.
Các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng từ các nước ASEAN để bổ sung vào nguồn lực có sẵn, khắc phục tình trạng thiếu lao động trình độ cao hiện nay.
Trao đổi về những thách thức đối với nền kinh tế và doanh nghiệp nội địa, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, thách thức về khả năng hoàn thành các biện pháp, khả năng thực hiện cam kết của các nước theo Kế hoạch tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN; nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Các nước thành viên mới, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cao hơn từ hàng hóa ASEAN sau 2015.
Làm rõ hơn về tính tương thích của pháp luật Việt Nam hiện nay với việc gia nhập Cộng đồng ASEAN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, hệ thống pháp luật Việt Nam đã phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong ASEAN và đã đáp ứng được yêu cầu của việc tham gia xây dựng hình thành Cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn tiếp cận ở tình trạng “thụ động,” tức là không vi phạm cam kết quốc tế mà còn “chủ động” tức là khai thác các cơ hội hay “kẽ hở” của các điều ước quốc tế để Việt Nam chủ động, chiếm lĩnh thành công không chỉ tại Việt Nam mà cả thị trường đất nước khác trong ASEAN.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trước những băn khoăn của đại biểu, khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 về kỹ năng của nguồn nhân lực, lao động thiếu hoặc không có kỹ năng sẽ đối mặt với khó khăn tìm việc làm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, trong dài hạn, Việt Nam sẽ có cơ hội dịch chuyển lớn về tỷ trọng lao động qua đào tạo vì lao động không có kỹ năng sẽ không được di chuyển tự do, với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước ASEAN.
Khi Cộng đồng Kinh tế được hình thành năm 2015, sẽ cho phép dịch chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia và lao động có tay nghề trong ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan tới thương mại và đầu tư qua biên giới.
Tám lĩnh vực nghề lao động trong Cộng đồng Kinh tế được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Điều này cho thấy yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cao, nhân lực phải được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Trao đổi về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: Tăng cường công tác truyền thông về ASEAN và một số các chương trình hợp tác quốc tế để dân chúng, người lao động, các doanh nghiệp nhận thức đúng tầm quan trọng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh mới, chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập.
Việt Nam tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tăng khả năng thực hành và kỹ năng nghề nghiệp cho người học, ưu tiên giáo dục đào tạo nghề và giáo dục định hướng nghề nghiệp; tăng cường khả năng sử dụng kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, lập kế hoạch.
Trong tương lai không xa sẽ diễn ra việc công nhận lẫn nhau về trình độ đào tạo, cơ hội dịch chuyển lao động giữa các nước ASEAN và thế giới, do đó cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011-2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã trao đổi các nội dung về việc tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp, các pháp luật liên quan đến hệ thống thuế, hải quan, xuất nhập cảnh, giao thông-vận tải, liên kết thị trường tài chính, liên kết giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong ASEAN, vai trò của Quốc hội đối với việc thúc đẩy hợp tác trong Cộng đồng ASEAN.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK