Có thiếu thịt lợn cho người dân Hà Nội ăn Tết?
Nhiều mặt hàng tăng theo giá thịt lợn | |
Bị kiểm điểm, Bộ NNPTNT báo cáo khẩn nguồn cung thịt lợn | |
Khẩn trương báo cáo Thủ tướng tình hình giá thịt lợn | |
Nhập khẩu tăng "khủng" vẫn không đủ thịt lợn để ăn |
Nguồn cung giảm, giá tăng
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều ngày 24/12, Sở Công Thương Hà Nội đã thông tin về công tác cân đối cung cầu hàng hoá, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020.
Dự báo nhu cầu mặt hàng thịt lợn trong tháng Tết của người dân Thủ đô là khoảng 22,3 nghìn tấn. |
Đề cập đến nguồn cung mặt hàng thịt lợn dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, nhu cầu thịt lợn trên địa bàn 2 tháng Tết là khoảng 44.600 tấn hơi.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, TP có chăn nuôi lợn giảm.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng số đàn lợn đã giảm 42% so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng hơi xuất chỉ giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Về sản lượng lợn hơi xuất chuồng trong quý IV/2019, tháng 10/2019 đạt 18.800 tấn, cơ bản đủ, thiếu 3.500 tấn so với nhu cầu tháng Tết; tháng 11/2019 đạt 18.000 tấn, cơ bản đủ, thiếu 4.300 tấn so với nhu cầu tháng Tết; từ ngày 1 đến ngày 16/12, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 11.125 tấn, dự kiến cả tháng 12 đạt 22.250 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tháng Tết.
Về nguồn thịt lợn NK, theo báo cáo Bộ Công Thương, 10 tháng năm 2019 cả nước NK thịt lợn đạt 96.000 tấn, tăng 101,7% so với cùng kỳ năm 2018. Thịt lợn NK nhiều nhất từ Ba Lan, Đức, Hoa Kỳ, Hà Lan…
Riêng tại Hà Nội, 11 tháng năm 2019 NK thịt lợn qua Hải quan Hà Nội đạt 64,44 kg; nửa đầu tháng 12/2019 không có thịt lợn NK qua Hải quan Hà Nội. Lượng thịt lợn NK qua Hải quan Hà Nội là rất nhỏ, chủ yếu là hàng mẫu đi theo đường hàng không. Các DN NK thịt lợn thường đi container theo đường biển vào các cảng tại Quảng Ninh, Hải Phòng.
Do vậy, theo Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho đến hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Về tình hình tiêu thụ mặt hàng thịt lợn trên địa bàn, theo bà Lan, tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP như Vinmart, Intermex, Hapro… và tại một số siêu thị trên địa bàn đầu tháng 12/2019 tiêu thụ chậm, lượng tiêu thụ giảm từ 5 đến 20% so với tháng 11/2019.
"Do giá thịt lợn cao, người dân chủ động chuyển sang dùng các sản phẩm khác kéo theo giá các sản phẩm này cũng tăng theo. Cụ thể, giá thịt gà tăng 10-15%, giá thịt bò tăng 4%, giá thủy hải sản tăng 12%, trứng gia cầm tăng 5%", Phó giám đốc Sở Công Thương nói.
Không nên găm hàng chờ tăng giá
Để tránh hiệu ứng tăng giá đồng loạt Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử lý trường hợp lợi dụng, găm hàng, đẩy giá bán thịt lợn lên cao bất hợp lý gây mất cân đối trên địa bàn; Sở Tài chính Hà Nội tổ chức việc kiểm tra chấp hành quy định về giá bán hàng thịt lợn trên địa bàn để tránh trường hợp giá bán mặt hàng thịt lợn tăng bất hợp lý gây mất cân đối cung cầu.
Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Hải quan TP và các đơn vị liên quan để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn ngay cho thị trường để kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối, khai thác đưa về Hà Nội phục vụ người dân.
“Cho đến thời điểm này, nguồn cung thịt lợn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn. Trong đó, nguồn cung nội tại của thành phố đáp ứng được khoảng 60%, từ các tỉnh khoảng 40%. Hà Nội cũng chưa tính toán đến nguồn nhập khẩu vì đã cơ bản đáp ứng đủ”, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu.
Bà Trần Thị Phương Lan cũng khuyến cáo người chăn nuôi giữ lợn thịt chờ giá vì khi lợn nuôi quá lứa hệ số chuyển đổi kinh tế thấp đi. Đặc biệt, nếu ai cũng găm hàng, sẽ đến một lúc nào đó tất cả đều đổ ra thị trường thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
Được biết, theo tính toán của Sở Công Thương, lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (tính cho 2 tháng Tết) gồm: gạo 191.400 tấn; thịt lợn 44.600 tấn; thịt gà 14.800 tấn; thịt bò 12.306 tấn; trứng gia cầm 260 triệu quả; rau, củ 247.400 tấn; thực phẩm chế biến 12.800 tấn; thủy hải sản 11.364 tấn; bánh mứt kẹo 3.000 tấn bán; rượu, bia, nước giải khát 200 triệu lít.
Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với kế hoạch Tết năm 2019)
"Các DN đều có kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% so với Tết 2019, ngoài mặt hàng thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu khác đảm bảo dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2020", lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội nêu.
Để đảm bảo cung cấp thực phẩm cho nhân dân Thủ đô ăn Tết, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp tổ chức 9 phiên chợ Việt, 300 chuyến bán hàng lưu động, Hội chợ hàng Việt... hỗ trợ, tạo điều kiện các DN mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, tạo nguồn hàng đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ Tết với Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Cụ thể, từ nay đến Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tổ chức 5- 7 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh tại Hà Nội, các hoạt động kết nối với các tỉnh Hà Giang, Nam Định, Lâm Đồng, Lào Cai... về phục vụ nhân dân trong dịp Tết. |
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics