Cỗ máy chính đang giảm tốc
“Việt Nam có thể bị kẹt trong hệ thống đô thị không hiệu quả và năng suất thấp” – đó là cảnh báo nghiêm khắc từ các nhà nghiên cứu. Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam có xu hướng suy giảm trong 5 năm trở lại đây. Do mô hình phân tán các nguồn lực và yếu tố sản xuất quan trọng trên phạm vi cả nước, Việt Nam đang không có đủ nguồn lực để duy trì tăng trưởng hợp lý cho hệ thống đô thị. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững trong tương lai, mà còn tạo ra nguy cơ không đạt được các mục tiêu phát triển bền vững nếu như không giải quyết đúng cách các vấn đề về đất đai và quy hoạch, phân bổ tài khóa và dịch chuyển lao động.
Chẳng hạn, chính sách tài khoá cào bằng đã chuyển hướng nguồn lực từ khu vực tăng trưởng cao hơn sang khu vực kém phát triển, nên các đô thị lớn không có động lực để tăng thu ngân sách. Điều này lý giải tại sao tốc độ tăng trưởng của TPHCM và Hà Nội, hai trụ cột của cả nước, lại không cao hơn mức trung bình của cả nước là bao. Báo cáo năm 2016 của A.T. Kearney về vai trò của các đô thị chỉ ra rằng, bức tranh tổng thể về vai trò của các đô thị tại Việt Nam rất khác so với toàn cầu. Trong khi 123 đô thị lớn nhất thế giới chiếm 13% dân số và chiếm 32% GDP thì 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam chiếm khoảng 21% dân số, nhưng chỉ đóng góp 34% GDP của nước. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của 5 thành phố này gần như không thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm trở lại đây: năm 2005, đóng góp khoảng 36 - 37%, thì hiện nay là khoảng 40%. Đa số dân số tăng thêm tại Việt Nam tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội và Đà Nẵng, tuy nhiên, nguồn lực lại không chảy về ba khu vực này, thể hiện qua việc chi tiêu ngân sách thường xuyên, đầu tư công trung bình giảm.
Dường như cái giá phải trả cho công bằng (hay “cào bằng” trong phân bổ ngân sách) chính là hiệu quả của đô thị. Nhóm nghiên cứu của WB và nhiều chuyên gia độc lập có uy tín khác khẳng định, nếu cứ tiếp tục thực hiện chính sách như thế thì sẽ không đạt được cả hiệu quả lẫn công bằng!
Tin liên quan
Xuất khẩu cá ngừ đã giảm tốc
16:17 | 24/11/2022 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng thứ 2 đạt dưới 1 tỷ USD
08:53 | 01/09/2022 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 giảm tốc mạnh
15:36 | 02/08/2022 Xuất nhập khẩu
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK