Cơ chế giá là “chìa khoá” hút vốn đầu tư vào ngành điện
Cần hơn 141 tỷ USD phát triển điện lực giai đoạn 2021 - 2030 | |
Vì sao ngành điện tiếp tục tiết giảm năng lượng tái tạo trong 5 năm tới? | |
Quy hoạch điện VIII bộn bề âu lo |
PGS. TS Bùi Xuân Hồi |
Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc xác định giá điện trong thu hút vốn đầu tư vào ngành điện?
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo Về giải pháp ổn định cung ứng điện, đầu tiên, cần chỉ đạo bảo đảm tiến độ các dự án nguồn đang trong quá trình xây dựng như: thủy điện Hòa Bình mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I; đồng thời có thể mạnh dạn NK điện từ Lào, tiếp tục đàm phán NK điện Trung Quốc; tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nhất là khu vực miền Bắc. Một trong những giải pháp dài hạn quan trọng là hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh với giá điện minh bạch và thị trường hoạt động hiệu quả; nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế, DN trong nước, DN nước ngoài, DN tư nhân cũng như DN có vốn đầu tư nước ngoài... đầu tư vào các cơ sở hạ tầng ngành điện. Đ.Q (ghi) |
Hiện nay đối với ngành điện, Việt Nam đã có thị trường phát điện cạnh tranh nhưng giá bán điện cho hộ tiêu dùng cuối cùng vẫn do nhà nước quy định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay là đơn vị bán lẻ lớn nhất, mua điện biến động theo giá thị trường và bán điện theo giá nhà nước quy định. Rõ ràng nếu như Chính phủ, Bộ Công Thương không có cơ chế điều chỉnh giá kịp thời và phù hợp thì trước tiên bản thân EVN sẽ gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo duy trì cung cấp điện ổn định. Bên cạnh đó, nếu giá cứ tiếp tục không được điều chỉnh sẽ không thể thu hút đầu tư vào ngành điện, khó đảm bảo an ninh trong cung cấp điện.
Cũng phải nói thêm rằng, cơ chế biểu giá điện của Việt Nam từ năm 2014 chưa điều chỉnh. Mức giá bán lẻ bình quân điều chỉnh lần cuối cùng là năm 2019. Việt Nam duy trì một mức giá như vậy nhưng giá đầu vào luôn biến động. Hiện nay, giá dầu mỏ có nhiều biến động, điều đó có nghĩa là giá những loại nhiên liệu khác sẽ biến động theo, trong đó có 2 nguồn là than và khí. Nếu đầu vào tiếp tục duy trì cao thì theo chia sẻ của lãnh đạo EVN, lợi nhuận của EVN năm sau có thể bằng 0. Điều đó cũng tạo áp lực cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành điện.
Việt Nam là đất nước đang phát triển nhanh với nhu cầu tăng trưởng về điện rất lớn. Khi đó, đầu tư vào ngành điện bằng cách này hay cách kia bắt buộc phải lớn. Như vậy, nhìn chung để thu hút đầu tư, không còn cách nào khác là phải có cơ chế điều chỉnh giá điện. Vai trò của giá điện là trọng tâm nhất trong thu hút vốn đầu tư vào ngành điện. Bởi đối với các nhà đầu tư ngay cả đầu tư nhà nước hay đầu tư tư nhân, để thu hút đầu tư vẫn phải đề cập tới khía cạnh lợi ích. Với Nhà nước là lợi ích tổng thể nhưng cũng là sử dụng nguồn vốn nhà nước; với đầu tư tư nhân là lợi nhuận. Doanh thu của nhà đầu tư sẽ bằng sản lượng bán nhân với giá bán. Ở đây, vai trò của cơ quan điều tiết nhà nước trong việc tính toán cơ chế điều chỉnh giá điện rất quan trọng vì giá điện là trung gian, chi phí của đơn vị kinh tế này nhưng lại là lợi ích của đơn vị kinh tế kia.
Việt Nam đã có thị trường phát điện cạnh tranh, từng bước thí điểm và hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Vậy theo ông, kỳ vọng đến thời điểm nào Việt Nam có thể có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh?
Vì rất phức tạp trong quá trình cung ứng và là sản phẩm thiết yếu, huyết mạch để các nền kinh tế phát triển nên ngay từ đầu ngành điện có cấu trúc độc quyền liên kết dọc. Đến thời điểm hiện nay, giá điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng vẫn là do Nhà nước quy định và điều chỉnh. Đó là bởi cơ cấu kinh tế có rất nhiều thành phần. Ở những thời điểm khác nhau, có thể ưu tiên phát triển ngành kinh tế này và chưa thực sự ưu tiên nhiều cho phát triển kinh tế khác. Thông qua công cụ giá, Nhà nước làm nhiệm vụ như vậy.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu có kỳ vọng 1 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh cũng không nên kỳ vọng quá hoặc còn rất lâu nữa. Bởi, nếu đã gọi là thị trường bán lẻ cạnh tranh có nghĩa là tất cả mọi người mua sẽ phải sòng phẳng với nhau. Ví dụ theo nguyên lý cung cấp điện, chi phí cung cấp điện cho Lào Cai cao hơn rất nhiều so với chi phí cung cấp điện cho Hà Nội. Vậy liệu người ở Lào Cai có sẵn sàng trả giá đúng theo chi phí hay không?
Xin ông cho biết, trong bối cảnh hiện tại, đâu là giải pháp cân đối giữa các yếu tố để vừa có thể thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành điện thông qua cơ chế về giá, vừa đảm bảo sức chống chịu của nền kinh tế cùng các hộ gia đình trước sự điều chỉnh giá?
Hiện nay về mặt tổ chức ngành, Việt Nam có thị trường phát điện cạnh tranh. Việt Nam đang nỗ lực hết sức để phần nguồn điện tổ chức dưới dạng cạnh tranh. Tất nhiên có quy luật, riêng năng lượng tái tạo hiện nay về mặt nguyên tắc vẫn là phát bao nhiêu EVN mua bấy nhiêu, phát bao nhiêu vẫn áp dụng cơ chế giá cố định (FIT) nhưng cơ bản đã nỗ lực để những gì đưa được vào thị trường thì là thị trường.
Đâu là điểm vừa trong câu chuyện giá điện vô cùng khó nói. Điểm vừa đó chính là cơ chế điều chỉnh giá của Chính phủ, nghĩa là làm sao cân đối được tài chính của EVN cũng như sức chống chịu của nền kinh tế, của các hộ gia đình trước hoá đơn tiền điện. Người tiêu dùng vẫn có thể chấp nhận được mức giá.
Việt Nam không phải không có cơ chế, nguyên tắc hiện nay là 1 năm điều chỉnh giá điện 1 lần, tuy nhiên thực tế việc điều chỉnh rất khó khăn. Mọi dữ liệu để xem có điều chỉnh giá hay không là tính toán theo dữ liệu dự báo. Tôi cho rằng, thời gian tới việc điều chỉnh giá giữa 1 bên cân đối là giá nhà nước và 1 bên là giá thị trường cần nghiên cứu nghiêm túc để xây dựng cơ chế làm sao vẫn có thể điều chỉnh được.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics