Vì sao ngành điện tiếp tục tiết giảm năng lượng tái tạo trong 5 năm tới?
Cắt giảm gần 1,7 tỷ kWh điện năng lượng tái tạo trong năm 2021 | |
Đầu tư ồ ạt, sắp cắt giảm hàng trăm kWh năng lượng tái tạo mỗi tháng |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đang hoàn thiện giải trình các ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 3/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Trong báo cáo giải trình này, Viện Năng lượng đã đề cập khá nhiều tới nội dung rà soát, đánh giá kỹ thêm về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay; khả năng cung ứng điện tối đa trong trường hợp có và không có ràng buộc về truyền tải công suất các nguồn điện hiện hữu trong hệ thống.
Theo đánh giá của Viện Năng lượng, hệ thống điện Việt Nam là một trong những hệ thống điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất của thế giới. Sản lượng điện thương phẩm toàn quốc năm 2020 đạt 216,83 tỷ kWh, tăng 2,53 lần so với năm 2010 (85,6 tỷ kWh), tương ứng tăng trưởng điện thương phẩm bình quân cả giai đoạn 2011-2020 là 9,7%/năm (giai đoạn 2011-2015 tăng 10,87%/năm và giai đoạn 2016-2020 tăng 8,62%/năm).
Riêng năm 2020, tăng trưởng điện thương phẩm chỉ đạt 3,4%, thấp nhất trong thập kỷ vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đến hết năm 2020, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất lắp đặt nguồn điện khoảng 69 GW (bao gồm điện mặt trời áp mái). Bên cạnh các nguồn truyền thống, nguồn điện mặt trời (ĐMT) và ĐMT áp mái cũng có sự tăng trưởng đột ngột trong các năm 2019-2020. Từ mức không đáng kể đầu năm 2018, công suất ĐMT (bao gồm ĐMT áp mái) đã đạt 4,7 GW cuối 2019 và 16,7 GW cuối năm 2020.
Hiện tại, cơ cấu của nguồn NLTT biến đổi (gió và mặt trời) đã chiếm gần 26% tổng công suất đặt của nguồn điện. Nhiệt điện khí và dầu hầu như không phát triển mới trong suốt giai đoạn 2011 – 2020.
Tính đến hết tháng 12/2020, tổng công suất ĐMT (bao gồm cả ĐMT áp mái) là 16.500 MW (chiếm 24,1% tổng công suất); tổng công suất điện gió là 567 MW (chiếm khoảng 0,86% tổng công suất).
Hiện nay, tổng công suất các nguồn NLTT đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch đến năm 2025 khoảng 25.500 MW (chưa bao gồm các dự án ĐMT mái nhà), gồm 13.900 MW ĐMT trang trại và 11.500 MW điện gió.
Như vậy còn lại khoảng 5.000 MW ĐMT và 6.144 MW điện gió đã phê duyệt quy hoạch nhưng không kịp đưa vào vận hành trong năm 2021. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin cụ thể về các cơ chế khuyến khích phát triển NLTT cho giai đoạn sau tháng 10/2021 nên tiến độ các nguồn này còn nhiều rủi ro.
Các loại hình NLTT nói chung và ĐMT nói riêng có thời gian đầu tư xây dựng ngắn hơn nhiều so với việc đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Hơn nữa, các nguồn điện NLTT có nhiều đặc tính vận hành khác biệt với các nguồn điện truyền thống như tính bất định cao, chế độ vận hành phụ thuộc vào thời tiết, không đóng góp cho quán tính hệ thống và điều tần sơ cấp…
“Do vậy, sự gia tăng đột biến của loại hình nguồn điện này dẫn đến nhiều vấn đề trong vận hành hệ thống điện như đầy tải, quá tải cục bộ, sụt giảm quán tính hệ thống, tăng số lần khởi động và yêu cầu điều chỉnh công suất các nhà máy nhiệt điện. Một trong những hệ quả trực tiếp của các vấn đề này là việc giảm phát các nguồn NLTT”, Viện Năng lượng nêu rõ.
Năm 2020, sản lượng không khai thác được của ĐMT vào khoảng 364 triệu kWh. Năm 2021, theo dự kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện không khai thác được của các nguồn NLTT nói trên tăng lên, đạt khoảng 1,68 tỷ kWh (trong đó, dự kiến tiết giảm 1,25 tỷ kWh ĐMT và 430 triệu kWh điện gió, tương đương khoảng 7-9% sản lượng khả dụng các nguồn điện này).
Sự gia tăng của ĐMT và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm NLTT trên hệ thống điện. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, hệ thống điện Việt Nam sẽ tiếp tục tiết giảm nguồn NLTT.
Nguyên nhân cụ thể đầu tiên được chỉ ra là bởi, quá tải lưới nội vùng 220/110kV Trung, Nam (khu vực các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Long An).
Bên cạnh đó là quá giới hạn truyền tải cung đoạn Nho Quan – Nghi Sơn - Hà Tĩnh; nguy cơ thừa nguồn toàn hệ thống (sau khi đã tiết giảm NLTT do quá tải nội vùng và quá tải truyền tải 500kV mà vẫn còn thừa nguồn) trong thời điểm thấp điểm trưa ngày nghỉ.
Theo các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình phát triển điện gió và tình hình vận hành hệ thống điện năm 2021 thì tới cuối năm 2021 tổng công suất điện gió có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 5.400 MW, ĐMT tập trung vận hành thêm khoảng 300 MW, nhiệt điện than khoảng 3.000 MW. Tổng công suất đặt của hệ thống điện cuối năm 2021 vào khoảng gần 80 GW. Như vậy, điện gió và ĐMT (bao gồm ĐMT áp mái) sẽ chiếm lần lượt khoảng 7% và 22% tổng công suất đặt của hệ thống. |
Tin liên quan
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK