Có căn cứ để thực hiện thu thuế tài sản số
Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện chính sách về thuế đối với tài sản số khi tài sản này được pháp luật thừa nhận. |
Sẽ có dòng thuế mới từ tài sản số
Tại Toạ đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp" vừa được tổ chức, thông tin về số liệu tài sản số tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, theo báo cáo của tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường cho thấy, năm 2022, dòng tài sản số hay còn gọi là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Con số này tăng trưởng đến năm 2023 là 120 tỷ USD. Theo ông Trung, rất nhiều quốc gia trong khu vực ban hành luật lệ, chính sách thúc đẩy tạo ra hành lang pháp lý để dòng tài sản này đóng góp vào nền kinh tế, mang giá trị tích cực.
“Về phía Bộ Tài chính, trường hợp dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thông qua, trong đó chúng ta đã đưa ra được định nghĩa về tài sản số cũng như các nội dung có liên quan, trong phạm vi và chức năng của mình, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các vấn đề liên quan, bao gồm cả hoàn thiện chính sách về thuế”, ông Trương Bá Tuấn cho biết. |
Theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn, trên thực tế đã có rất nhiều giao dịch liên quan tới tài sản số, nếu chúng ta chưa có khung khổ pháp lý thì các giao dịch này trở nên rủi ro, mong manh và những đối tượng liên quan không được bảo vệ. Chính vì vậy, nhu cầu có khung khổ pháp lý cho tài sản số, cho các giao dịch liên quan tới tài sản số là điều Việt Nam cần cân nhắc và nhanh chóng thúc đẩy.
Chia sẻ thêm thông tin về tổng quan chính sách thuế đối với loại tài sản này ở các nước trên thế giới, ông Phan Đức Trung cho biết, Hội đồng Đại Tây Dương chia khung pháp lý về tài sản số thành 4 tiêu chuẩn đánh giá của từng quốc gia gồm: chính sách thuế; tiêu chuẩn về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách cấp phép. Việt Nam hiện không có cả 4 mục này. “Chúng tôi mong muốn Bộ Tài chính xây dựng chính sách theo hướng làm thế nào bảo vệ được nguồn thu, hoặc tương lai tài sản số là một dòng thu thuế. Ở góc nhìn về vấn đề thuế, sẽ có một dòng thuế mới xuất hiện trong tương lai, đây là một điều đáng mừng và hy vọng Luật Công nghiệp công nghệ số là nền tảng để chia sẻ giá trị tài sản này với các luật khác đã tồn tại”, ông Trung nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, tuy Việt Nam hiện không có khung pháp lý liên quan đến tài sản số nhưng các giao dịch về tài sản số vẫn diễn ra thông qua sàn giao dịch nước ngoài và thông qua các cá nhân, vì vậy, cần thiết phải có khung pháp lý liên quan đến tài sản số. Trong đó, ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh, phải xác định và làm rõ được định nghĩa tài sản số là gì, vị trí pháp lý của tài sản số và những đặc trưng, đặc tính của tài sản số, có như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mới có các biện pháp, chính sách để hình thành khung pháp lý đồng bộ, trong đó có chính sách thuế.
Cần thống nhất khái niệm, phân loại đúng bản chất, đặc trưng của tài sản số
Theo ông Trương Bá Tuấn, trong trường hợp tài sản số được đưa vào Luật Công nghiệp công nghệ số, hay nói cách khác chúng ta thừa nhận tài sản số như một loại tài sản, thì chúng ta hoàn toàn có căn cứ để thực hiện thu thuế dựa trên pháp luật thuế của chúng ta. “Về phía Bộ Tài chính, trường hợp dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thông qua, trong đó chúng ta đã đưa ra được định nghĩa về tài sản số cũng như các nội dung có liên quan, trong phạm vi và chức năng của mình, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các vấn đề liên quan, bao gồm cả hoàn thiện chính sách về thuế”, ông Trương Bá Tuấn cho biết.
Nhấn mạnh vấn đề phát sinh khi tài sản số được đưa vào giao dịch là việc mặc dù có giao dịch, có thu nhập từ giao dịch tài sản số nhưng Nhà nước lại không thu được thuế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải tính chuyện đánh thuế. Đây là nhu cầu rất chính đáng từ thực tiễn. Tuy nhiên, một khó khăn lớn không chỉ ở Việt Nam mà các nước cũng đang phải đối mặt là phải định nghĩa chính xác rõ ràng về tài sản số. Theo quan sát kinh nghiệm các nước, các quốc gia có các cách tiếp cận về tài sản số rất đa dạng và khác nhau. Có nước xem đây như một loại chứng khoán, có nước xem đây là một loại tài sản đặc biệt, có nước xem là một tài sản hỗn hợp.
Về vấn đề này, ông Trương Bá Tuấn cho rằng, tài sản số có rất nhiều loại hình mà chúng ta cần định nghĩa rõ ràng. Hiện nay, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số mới nhất của Bộ Thông tin và truyền thông không dùng khái niệm "tài sản số" mà chuyển sang dùng khái niệm "tài sản mã hóa", do đó, cần phải thống nhất khái niệm để phân loại đúng bản chất, đặc trưng của từng loại hình, bởi vì mỗi tài sản số có thể phục vụ cho mục tiêu khác nhau. Có như vậy, cơ quan quản lý nhà nước mới có điều kiện, căn cứ để xây dựng, tổ chức và thực thi chính sách phục vụ cho việc quản lý nhà nước, trong đó có việc thực hiện thu thuế.
Về vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng, trước hết cần ghi nhận loại hình tài sản số, còn sau đó, việc định hình, phân loại loại hình tài sản này phải từng bước một. Trước mắt, Luật có thể quy định chung một khái niệm, sau đó việc phân loại sẽ bằng những văn bản dưới Luật như nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc bằng nhiều hình thức văn bản tương đối nhanh, linh hoạt để dễ điều chỉnh.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK