Chuẩn bị kỹ phương án cho học sinh trở lại trường
Học sinh TPHCM bước vào năm học mới không có khai giảng, học trực tuyến | |
Học sinh tiểu học tại TPHCM bắt đầu học trực tuyến từ ngày 8/9 | |
Hà Nội đề xuất học sinh trở lại trường từ ngày 10/7 - 24/7 |
Học sinh quay trở lại trường phải đảm bảo các quy định giãn cách của Bộ Y tế. Ảnh ĐH |
Học sinh “vùng xanh” tới trường học trực tiếp
Ngày 16/9, sau khai giảng năm học mới 500.000 học sinh các cấp của Bình Dương bắt đầu học tập trực tuyến qua truyền hình và dạy học trực tuyến một số môn học của các khối lớp với thời lượng không quá 35 phút/tiết, không quá 2 tiết/buổi và 3 buổi/tuần. Hiện do còn những điểm đỏ trong “vùng xanh” và số ca mắc mới mỗi ngày vẫn cao, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương đã xây dựng 4 phương án dạy học tương ứng với 4 cấp độ kiểm soát dịch, để các nhà trường linh hoạt thực hiện.
Theo đó, các “vùng đỏ” sẽ tiếp tục học trực tuyến. Vùng có nguy cơ cao học trực tuyến kết hợp trực tiếp với tỷ lệ thời lượng mỗi hình thức là 50-50%. Vùng có nguy cơ ở mức “vàng” có thể học trực tiếp 70% và trực tuyến 30%. Và “vùng xanh”, học sinh sẽ tới trường học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch.
Trước tình hình nhiều nơi kiểm soát tốt dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng đã tính đến phương án cho học sinh toàn tỉnh đến trường học tập từ ngày 4/10. Trước đó, ngày 27/9, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức giáo viên dạy học trực tiếp cho học sinh ở các địa phương là “vùng xanh”, gồm: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và huyện Lý Sơn và 50% xã ở huyện Mộ Đức có học sinh học trực tiếp, còn lại vẫn học trực tuyến.
Để chuẩn bị dạy học trực tiếp trong điều kiện bình thường mới, các trường học ở Quảng Ngãi đã phối hợp ngành y tế tăng tốc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ giáo viên trước khi trở lại trường. Nhiều trường ở các huyện miền núi yêu cầu giáo viên ở lại địa phương, không về nhà trong 14 ngày qua.
Ngày 15/9, hơn 154.000 học sinh các khối lớp: 1,2,5,6,9,10 và 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến trường học tập trực tiếp buổi đầu tiên của năm học 2021-2022. Để bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, các trường ngoài thực hiện 5K phải chia lớp thành 2 ca, một ca học buổi sáng; một ca học buổi chiều; mỗi ca bố trí 50% học sinh đến trường để bảo đảm giãn cách.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 5/2021, học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường do Covid-19 bùng phát. Đến tháng 9/2021, Hà Nội vẫn thuộc nhóm 25 tỉnh, thành chưa thể cho học sinh trở lại trường, phải dạy trực tuyến hoặc qua truyền hình.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, hiện 100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT đang dạy học trực tuyến. Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19. Một trong những kế hoạch của kịch bản này, tổ chức cho học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 ở “vùng xanh” được đến trường học tập.
Được biết, Hà Nội cũng đã xây dựng Bộ 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, sẵn sàng các phương án cho học sinh trở lại trường học. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường học tập khi điều kiện cho phép.
Thận trọng
Nhận định của Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện tại, đối với những địa phương tuy đang kiểm soát được dịch bệnh như Hà Nội, Bình Dương… song khó có thể khẳng định hết F0 trong cộng đồng, hiện vẫn xuất hiện những ca bệnh mới. Nhiều địa phương hiện chưa có dịch vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Trong khi đó, các em học sinh chưa nằm trong danh sách những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên có nguy cơ lây nhiễm cao. Do vậy vẫn có nguy cơ lây, mắc bệnh khi học sinh trực tiếp đến trường học tập.
Đơn cử, Hà Nam là 1 trong 25 địa phương cho học sinh đi học trực tiếp ngay sau khi khai giảng năm học mới. Nhưng sau gần ba tuần, dịch bùng phát và xảy ra lây lan dịch cho học sinh, giáo viên trong trường học khiến Hà Nam phải cho học sinh dừng đến trường. Ngày 26/9, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở GD&ĐT hướng dẫn học sinh các cấp tiếp tục ngừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến từ ngày 27/9. Hiện tại Hà Nam có 3 giáo viên và 38 học sinh mắc Covid-19.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định: “Quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng đỏ”. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới. Do đó, các cơ sở giáo dục xác định là phải chuyển trạng thái, từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình, là giải pháp tình thế sang chủ động, có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành Giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: An toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng”.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý từng tỉnh thành cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng. Theo đó, xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ tính bằng năm mà theo học kỳ, thậm chí là từng tháng. Tuỳ điều kiện thực tế diễn biến dịch, các địa phương/địa bàn cần linh hoạt áp dụng phương thức dạy hoc trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình. Trong đó, với những vùng học sinh không thể tới trường, ưu tiên dạy học trên truyền hình với lớp 1, lớp 2; học sinh lớp 3 đến lớp 12 sẽ chủ đạo là học trực tuyến và bổ trợ là học trên truyền hình.
Bộ GD&ĐT thông tin, theo thống kê báo cáo của các Sở GD&ĐT, tính đến ngày 20/9, cấp Tiểu học có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; cấp THCS có 23 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; cấp THPT có 1.207/2.876 trường tổ chức dạy học trực tiếp. |
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh
13:39 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK