Chủ tịch Quốc hội: Người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của mọi quyết sách
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chủ trì buổi làm việc. Ảnh: VCCI |
Chiều 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam. Buổi làm việc được thực hiện trực tuyến với cộng đồng doanh nhân trên cả nước.
Rất cần tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng thể chế
Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cách đây 17 năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã quyết định lấy 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam. Trong suốt những năm qua, đội ngũ doanh nhân Việt Nam luôn là đội ngũ xung kích và đi đầu trong công cuộc phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, ở kỳ họp Quốc hội lần tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như Dự thảo Luật Điện ảnh, Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi).
“Những vấn đề quan trọng đó rất cần tới tiếng nói, sự góp ý của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong thực tế, ở lần sửa các đạo luật quan trọng này, chúng ta đã lắng nghe rất nhiều ý kiến doanh nghiệp và trong mọi quyết sách của Quốc hội, Quốc hội luôn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, nhiều lĩnh vực kinh doanh kiệt quệ. Việc khôi phục lại sản xuất sẽ là bài toán nan giải, nên đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ phải có cách làm đặc biệt và những quyết sách đặc biệt để giải nguy cho doanh nghiệp.
Vì thế, tại cuộc gặp ngày 26/9 với Thủ tướng Chính phủ bàn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19, VCCI đã đề xuất 2 chủ trương. Thứ nhất, cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp. Thứ hai, mặt trận kinh tế vững chắc là nền tảng cho chiến thắng trên mặt trận y tế, do vậy cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch.
Kiến nghị lên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch VCCI đề xuất thêm một chủ trương là cần lấy Covid-19 làm động lực thực hiện đột phá trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt cần chủ động rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý và các quy định, chính sách cho phù hợp với điều kiện “bình thường mới”, mạnh dạn phá bỏ ngay những quy định cũ không còn phù hợp, xem xét ban hành các quy định pháp lý đặc biệt, trong thời hạn nhất định, để tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Kiến nghị một số giải pháp cấp bách, đột phá, ông Phạm Tấn Công đề nghị cần rà soát, sửa đổi bổ sung ngay những quy định pháp luật, chính sách về kinh doanh đang là rào cản; xem xét việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó Covid-19; nghiên cứu ban hành một số chính sách tài khóa, tiền tệ có tính chất đột phá; đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VCCI |
Về phía các doanh nghiệp, kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội, các doanh nghiệp đã nêu nhiều đề xuất để tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group đưa ra mong muốn các chính sách hỗ trợ phải được triển khai một cách nhanh nhất, đơn giản và tối giản nhất. Ngoài ra, cần chính sách mang tính đột phá để ngành nông nghiệp phát triển, trở thành bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế. Đặc biệt, vị doanh nhân này còn kiến nghị về sự công bằng của chính sách hỗ trợ, bởi hiện các chính sách chỉ hỗ trợ doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, trong khi nhiều doanh nghiệp quy mô lớn cũng khó khăn mà lại có tính dẫn dắt thị trường.
Còn ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM kiến nghị, Quốc hội cần xem xét xây dựng Luật chính sách tài khóa, giải quyết và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn; tháo gỡ, giải tỏa những điều khoản kinh doanh còn vướng mắc, chồng chéo…
Mang nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp vận tải đến buổi gặp gỡ, ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cho biết, đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp vận tải giảm tới 70% doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Do đó, Hiệp hội này kiến nghị 10 giải pháp bao gồm giảm thuế, phí, giảm lãi suất, dừng đóng bảo hiểm xã hội, tăng thời gian kiểm định, đề xuất lùi thời hạn lắp camera…
Thời điểm thử thách bản lĩnh
Sau khi lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ghi nhận những khó khăn và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của cả nước, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp.
“Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thử thách bản lĩnh của đội ngũ doanh nhân. Chúng ta có niềm tin, nền tảng vĩ mô tốt, tôi tin rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm vượt qua được khó khăn, tiếp tục phát triển bền vững hơn nữa trong thời gian tới”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện rõ rệt, nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm; các bộ ngành đã tích cực triển khai hệ thống một cửa như Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS của ngành Hải quan… đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vẫn yêu cầu VCCI là đầu mối tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp để gửi các cơ quan chức năng, nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chắt lọc ý kiến cho báo cáo thẩm tra cũng như Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế trong năm 2022. Chủ tịch Quốc hội còn “đặt hàng” VCCI làm đầu mối để hiến kế cho chiến lược tổng thể về phát triển doanh nghiệp và phục hồi kinh tế nói chung.
Giải đáp một số vướng mắc của doanh nghiệp từ buổi gặp mặt này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, về sự phối hợp từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, 3 cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp để rà soát. Về xây dựng pháp luật, tinh thần của Quốc hội là đồng hành cao nhất với đời sống kinh tế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với đề nghị về sửa Luật Hải quan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng chưa cần phải sửa, bởi thời gian lưu kho, lưu bãi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo kiến nghị của nhiều doanh nghiệp hiện nay đã có Nghị quyết riêng đang được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, còn nếu trong hoàn cảnh bình thường thì thời gian này là phù hợp.
Nói về việc “luật hóa” Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội cho biết vấn đề này cũng đang được nghiên cứu theo 2 phương án, một là sửa đổi và cho gia hạn, hai là nghiên cứu ban hành luật về xử lý nợ xấu. Các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT cho doanh nghiệp cũng đang được Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, đồng thời sẽ đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có ý kiến cụ thể về những đề xuất liên quan đến kinh phí công đoàn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, Quốc hội sẽ tiếp thu ý kiến về việc tăng tính chủ động dẫn dắt hơn về xây dựng pháp luật, cũng như tăng cường hơn nữa kỷ luật kỷ cương, trách nhiệm giải trình, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK