Chủ động cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 30,5 tỷ USD, tăng 28,85% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 171,85 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.
Về đầu tư, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3/2024, vốn đầu tư trực tiếp lũy kế của Trung Quốc vào Việt Nam đạt 27,64 tỷ USD với tổng số 4.418 dự án đầu tư.
Hội thảo "Trọng tài quốc tế: Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam". |
Tại Hội thảo "Trọng tài quốc tế: Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam" do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC) phối hợp tổ chức vào ngày 8/5, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ năm 2022 đang tác động lớn đến hợp tác, kết nối kinh tế khu vực nói chung, hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc nói riêng, tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp hai nước tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực.
Nhiều báo cáo về kinh tế đã chỉ ra dư địa hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc còn rất lớn. Việt Nam còn nhiều cơ hội khai thác thị trường rộng lớn của Trung Quốc, nhất là xuất khẩu nông sản. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm năng mở rộng và đầu tư dài hạn tại Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, khai khoáng, năng lượng mới...
Từ phía Trung Quốc, ông Wang Chengjie, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký CIETAC nêu rõ, những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Nhưng vị này nhìn nhận, trong hoạt động kinh tế có thể sẽ đi kèm rủi ro về tranh chấp do có sự khác biệt về hệ thống chính trị, pháp luật và ngôn ngữ.
Đại diện CIETAC lý giải, hiện nay, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã phát triển từ hình thức thương mại đơn giản lên mức độ hợp tác cao hơn với các chuỗi công nghiệp và các chuỗi cung ứng. Các giao dịch theo chuỗi có đặc điểm là nhiều người tham gia liên vùng và nhiều liên kết khác... nên dễ hình thành rủi ro từ hoạt động kinh doanh, thay đổi chính sách và các trường hợp bất khả kháng như thiên tai…
“Rủi ro có thể phát sinh theo từng thời điểm và ở mọi nơi trong các hợp tác kinh tế, thương mại. Nhưng bất kể loại rủi ro nào thì cuối cùng cũng có thể được quy thành rủi ro pháp lý”, ông Wang Chengjie nhấn mạnh.
Từ vấn đề nêu trên, TS. Vũ Tiến Lộc khuyến nghị, để hỗ trợ cho thương mại và đầu tư song phương bền vững thì cần chú trọng tới việc hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ động phòng ngừa, quản lý rủi ro hợp đồng, xử lý hiệu quả các tranh chấp trong các giao dịch thương mại và các hoạt động đầu tư để thúc đẩy các giao thương và đầu tư giữa hai phía.
Trong đó, trọng tài thương mại quốc tế đã được công nhận rộng rãi trên thế giới là một phương thức hữu hiệu giúp giải quyết các giao dịch xuyên biên giới. Trọng tài thương mại quốc tế là một cơ chế tư, có vai trò trung lập, thực hiện giải quyết tranh chấp thương mại không cần thông qua các thủ tục dân sự tại tòa án. Hơn nữa, thủ tục trọng tài thương mại có tính chất bảo mật, hiệu quả về thời gian, chi phí và có khả năng thi hành toàn cầu theo cơ chế của Công ước New York 1958…
Như tại VIAC, giai đoạn từ 1993-2023 đã thụ lý 2.940 vụ tranh chấp với tổng trị giá tranh chấp là hơn 2,7 tỷ USD, trong đó, năm 2023 nhiều nhất với 427 vụ. Xét về lĩnh vực trong giai đoạn này, 40,7% vụ việc là liên quan đến mua bán hàng hoá, hơn 18% vụ việc liên quan đến xây dựng, năng lượng, cơ sở hạ tầng… Hơn nữa, gần 31,5% vụ việc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp FDI, hơn 22,4% vụ việc là tranh chấp quốc tế.
Còn tại CIETAC, 5 năm qua, CIETAC đã thụ lý hơn 3.200 vụ việc liên quan đến tranh chấp nước ngoài với số tiền tranh chấp lên tới hơn 220 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 30 tỷ USD), bao trùm tất cả 10 quốc gia thành viên RCEP, trong đó có 16 vụ kiện trọng tài liên quan đến Việt Nam với số tiền tranh chấp khoảng 200 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 27,6 triệu USD).
Tin liên quan
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
16:11 | 27/12/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
10:02 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
08:46 | 03/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
17:29 | 02/01/2025 Hải quan
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
15:47 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
11:03 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
09:54 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
09:06 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK được bình chọn là nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2024
16:44 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hải Phòng sáp nhập cảng Hoàng Diệu và cảng Chùa Vẽ vào đầu năm 2025
15:07 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank thông báo công tác cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch
14:00 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ sinh thái và thanh toán trên ứng dụng Agribank Plus đạt Top 10 Sản phẩm
11:10 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Uống trà Không Độ nở rộ niềm vui trúng giải lớn dịp Tết
10:32 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng đã về đích lợi nhuận năm 2024
09:26 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics