Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thời Biden sẽ trở lại trục châu Á
Theo ông Bilahari Kausikan, cựu Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” là khái niệm được sử dụng rộng rãi về mặt ngoại giao và chiến lược, nhưng ý nghĩa cụ thể của nó tùy thuộc vào góc nhìn của người sử dụng. Dù vậy, điều quan trọng hơn cả là ý nghĩa mà Mỹ đặt ra cho khái niệm này.
![]() |
Trong chiến dịch tranh cử và cả sau khi đắc cử, ông Biden và đội ngũ của ông ít khi đề cập khái niệm Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương. Ảnh: AFP |
Trong các cuộc liên lạc đầu tiên với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sử dụng cụm từ “an toàn và thịnh vượng” thay vì “tự do và rộng mở” mà chính quyền Trump thường sử dụng lâu nay để mô tả “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Điều này khiến các nhà lãnh đạo khu vực dường như có chút lo ngại là muốn hiểu rõ hơn về cách tiếp cận “mới” của chính quyền sắp tới ở Mỹ.
Ông Bilahari Kausikan cho rằng, không nên quá lo ngại về sự thay đổi của các cụm từ. Mọi chính quyền mới [ở Mỹ] đều tìm cách tạo nên sự khác biệt với chính quyền tiền nhiệm. Đó là điều dễ hiểu.
Sau 4 năm đầy biến động, đặc biệt là sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6/1 mà Tổng thống Trump bị quy trách nhiệm, các thành viên trong chính quyền sắp tới của ông Biden có thể nghĩ rằng, cần phải hành xử khác với chính quyền Trump. Việc “khác Trump” được xem như một chiến lược.
Tuy nhiên, việc ông Biden đề cử Kurt Campbell, làm Điều phối viên về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể xoa dịu lo ngại, bởi ông Campbel là nhân vật đã quá quen thuộc với các nước trong khu vực.
Thời chính quyền Barack Obama, mà ông Biden là Phó Tổng thống, Mỹ đã bắt đầu đặt trọng tâm vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với tên gọi là chính sách xoay trục sang châu Á (sau này được gọi là tái cân bằng châu Á). Ông Campbell từng làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trong chính quyền Obama và ông đóng vai trò quan trọng trong việc đặt ra chính sách “xoay trục sang châu Á” này.
Chính quyền Biden sẽ đặt trọng tâm vào châu Á nhiều hơn
Trong chiến dịch tranh cử và cả sau khi đắc cử, ông Biden và đội ngũ của ông ít khi đề cập khái niệm Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương, cũng tương tự như việc chính quyền Trump đã “phớt lờ” chính sách xoay trục sang châu Á của người tiền nhiệm Obama. Điều này dấy lên những nghi ngờ về tương lai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời Biden.
Tuy nhiên, Biden và nhóm của ông khẳng định sẽ tiếp tục tập trung vào sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực như chính quyền Trump, nhưng cách tiếp cận sẽ có sự khác biệt.
Trong một bài viết gần đây, ông Campbell cho rằng: “Các nhà lãnh đạo châu Âu xa xôi chắc chắn ít quan ngại về sự gây hấn của Trung Quốc hơn so với những nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay gần kề. Do đó, một trong những thách thức cơ bản mà Mỹ đối mặt là thu hẹp sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa châu Âu và các nước trong khu vực trước những thách thức từ Trung Quốc.
“Nhiệm vụ này sẽ khó khăn hơn trước do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc: Tháng trước, Trung Quốc đã tận dụng những nhượng bộ phút chót, thành công đưa châu Âu vào một thỏa thuận đầu tư song phương bất chấp những lo ngại rằng thỏa thuận này có thể phức tạp hóa cách tiếp cận xuyên Đại Tây Dương thống nhất dưới thời chính quyền Biden”, ông Campbell nêu rõ.
Bài viết này cũng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ cần phải “linh hoạt và đổi mới” trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác trong tương lai và đặt trọng tâm nhiều hơn vào châu Á.
Ông Michael Kugelman, Phó Giám đốc phụ trách Nam Á của Trung tâm Wilson có trụ sở ở Washington cho rằng: “Mọi người có thể dự đoán được lý do chính trị khiến chính quyền Biden không muốn sử dụng khái niệm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để khác biệt với chính quyền Trump – giống như chính quyền Trump không sử dụng khái niệm “trục châu Á” hay “tái cân bằng châu Á” dù những chiến lược này không có nhiều khác biệt”.
Theo ông Kegelman, chính quyền Biden thừa nhận rằng việc sử dụng khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ dễ hiểu về mặt chính trị, vì nó tương tự như tầm nhìn mà nhóm Bộ tứ (Quad) và các đối tác khác đặt ra trong khu vực: Trên thực tế, cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều xứng đáng có sự chú ý chiến lược vì Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở cả 2 khu vực này.
“Tái cân bằng với châu Á”
Ông Kugelman cho biết thêm, “Không có nhiều khác biệt giữa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chính quyền Trump với quan điểm rộng hơn của chính quyền sắp tới. Mục tiêu chung của các chiến lược này sẽ vẫn là tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực để đối trọng với Trung Quốc”.
Theo tài liệu về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được giải mật mới đây, chính quyền Trump đã có những kế hoạch nhằm tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ, coi New Delhi là “đối tác phòng vệ hàng đầu” của Mỹ. Đây sẽ là điểm cốt lõi trong chính sách rộng hơn nhằm duy trì ảnh hưởng bao trùm của Mỹ trong khu vực cũng như kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Đừng quên rằng chiến lược tái cân bằng với châu Á bắt nguồn từ thời Tổng thống Obama và ông Campbell là một trong những người lèo lái chính sách này, trong đó Mỹ tái bố trí lực lượng hải quân từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, củng cố liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các đối tác chiến lược như Ấn Độ”, ông Meera Shankar, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ nhấn mạnh./.
Tin liên quan

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
09:55 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Kiểm tra việc lập hóa đơn điện tử từng lần bán lẻ xăng dầu

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế quá hạn

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
