Chìa khóa để kinh tế châu Á vượt qua suy thoái toàn cầu năm 2023
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2023 là 4,7% |
Nhóm chuyên gia của Asia House đã đưa ra phân tích đối với 8 nền kinh tế của châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng về tài chính xanh và mức độ sẵn sàng số hóa – những lĩnh vực sẽ nâng cao năng suất trong tương lai và cho phép phát triển bền vững khắp châu lục. Trong đó, Asia House nhận định Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất vào năm 2023, một phần nhờ vào khu vực kinh tế bên ngoài sôi động và các chính sách trong nước sẽ làm xúc tác để gia tăng nội lực.
Lĩnh vực sản xuất có khả năng phục hồi, đặc biệt là trong ngành dệt may, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén và sự gia tăng liên tục của ngành du lịch, đặc biệt là ở Hà Nội sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,5% trong 25 năm tới.
Thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam đang tăng trưởng đáng kể. Các công ty trong nước đã dẫn đầu thị trường tín dụng và tài chính xanh bằng cách sử dụng quy trình xác minh khoản vay xanh của Sáng kiến Trái phiếu khí hậu cho các dự án năng lượng gió và Mặt Trời. Cơ chế cho các dự án điện sạch là rất cần thiết, trong bối cảnh nhu cầu điện ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng 8,5% mỗi năm đến năm 2030. Mức độ sẵn sàng của nền kinh tế Việt Nam đối với tài chính xanh đã được cải thiện trong các chỉ số của Asia House, nhờ các điều kiện tài chính trong nước tương đối ổn định, nguồn vốn dễ tiếp cận và những bước phát triển tích cực trong hệ thống tài chính.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ chứng kiến mức tăng trưởng dương, dù với tốc độ chậm, sau khi từ bỏ chính sách “Không Covid”. Điều này cũng cho thấy sự cải thiện trong điểm số về sự sẵn sàng kinh tế cho tài chính xanh.
Dựa trên các chỉ số, báo cáo Triển vọng thường niên 2023 của Asia House đã đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia châu Á. Thứ nhất, việc mở rộng hợp tác khu vực ở châu Á là cần thiết để thúc đẩy hội nhập kinh tế hơn nữa, đặc biệt dưới hình thức mở rộng các khu kinh tế và hành lang đầu tư. Thứ hai, việc tăng cường và hợp tác quản lý dự trữ là cần thiết tại thời điểm khi dự trữ của châu Á đang giảm. Thứ ba, bằng cách áp dụng các cơ chế định giá carbon, “phí bảo hiểm xanh” hoặc chi phí bổ sung khi lựa chọn công nghệ xanh sẽ giảm. Thứ tư, tận dụng đầu tư tư nhân và hấp thụ rủi ro sẽ hỗ trợ để tài chính bền vững được mở rộng quy mô. Thứ năm, những đổi mới trong tài chính hỗn hợp – sử dụng các quỹ phát triển để thúc đẩy đầu tư tư nhân – cần phải chuyển vốn vào các dự án xanh bị thiếu vốn nhưng có tác động lớn. Thứ sáu, mở rộng khả năng tiếp cận và kỹ năng kỹ thuật số của châu Á, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trong các nền kinh tế lớn hơn.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics