Chỉ cách ứng phó với xung đột Nga - Ukraine
![]() |
Gạo và nông sản Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu để bù đắp nguồn cung từ Nga và Ukraine đang bị đứt gãy. Ảnh: LT |
Bài toán hóc búa về thanh toán
Hàng loạt DN xuất khẩu hàng sang Nga đang chịu thiệt hại lớn khi một số ngân hàng lớn của nước này bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, khiến nhiều hợp đồng không được thanh toán. TS. Trần Quốc Hùng, Tổng giám đốc Viện Tài chính quốc tế IIF Washington DC đánh giá, tác động nghiêm trọng nhất của xung đột Nga – Ukraine là cấm vận về tài chính. Do đó, trước mắt các DN cần tạo ra kênh chi trả thanh toán với các đối tác Nga một cách rõ ràng, hợp pháp, giảm thiểu nguy cơ bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với các nước phương Tây.
Nhân cơ hội này các DN Việt Nam có thể chuyển sang nhập khẩu ngô và lúa mỳ từ Mỹ để góp phần giảm bớt xuất siêu của Việt Nam qua Mỹ |
“Đây là bài toán hóc búa mà Chính phủ và các cơ quan ngoại giao Việt Nam phải tìm hiểu, nghiên cứu và tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế về luật cấm vận của Mỹ để hỗ trợ các DN” – TS. Trần Quốc Hùng nhấn mạnh.
Về phương án DN có thể tìm cách lách qua những ngân hàng chưa bị cấm vận để thực hiện thanh toán, TS. Hùng chỉ ra rằng, việc cấm vận thay đổi hàng ngày, hiện có hơn 10 ngân hàng Nga bị cấm vận, kể cả ngân hàng trung ương, hơn 20 DN Nga trong nhiều lĩnh vực cũng đang bị cấm vận. Vấn đề là những đơn vị chưa bị cấm vận thì có thể bị cấm vận trong những ngày tới. Đây là những bất ổn không biết trước được. Do đó, việc tìm cách giao dịch, đặt các kênh chi trả qua những ngân hàng hoặc DN chưa bị cấm vận cũng không phải phương án ổn định vì trong tương lai có thể bị cấm vận bất ngờ, Việt Nam cũng không chủ động được.
Hơn nữa, theo TS. Trần Quốc Hùng, khi tìm cách lập kênh chi trả qua những đơn vị chưa bị cấm vận, nếu làm với quy mô nhỏ thì không sao, nhưng với quy mô lớn thì khả năng Mỹ sẽ cho là gián tiếp phá hoại và làm giảm hiệu năng của chính sách cấm vận đối với Nga.
Một số ý kiến đặt vấn đề về việc Nga có thể dùng bitcoin để tránh cấm vận tài chính. Tuy nhiên, ông Hùng đánh giá điều này là rất khó vì khi dùng bitcoin mua bán trao đổi cũng phải qua thị trường để đổi thành đồng USD, Euro. Trong khi phạm trù, quy mô của thị trường bitcoin rất nhỏ so với nhu cầu của 1 quốc gia như Nga nên không thể chuyển từ đồng ngoại tệ như USD sang bitcoin thay thể được. Thêm vào đó, dùng bitcoin cũng không thể trốn tránh hoàn toàn, vẫn có thể bị Mỹ hay các nước theo dõi và truy ra ai đang sử dụng nên vẫn phạm vào cáo buộc có giao dịch với đơn vị bị cấm vận và sẽ bị cấm vận thứ cấp.
Đồng tình với nhận định của TS. Trần Quốc Hùng, PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam VESS cho rằng tiền mã hóa, tiền điện tử có giá trị không ổn định do tính chất nguồn cung và cầu. “Cho đến nay việc giao dịch cho các thương vụ thực sự nghiêm túc và ổn định thì không có nhiều hy vọng. Loại tiền này mới chỉ được trao đổi như tài sản chứ chưa đóng vai trò như phương tiện thanh toán. Tuy nhiên vai trò của nó sẽ từ từ hình thành dần. Còn để giải quyết khủng hoảng Nga thì đây không phải là chìa khoá” – TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh thêm.
Đa dạng hóa thị trường XNK
Bên cạnh những thiệt hại do vấn đề thanh toán, xung đột Nga – Ukraine còn khiến nhiều DN đang nhập khẩu các loại hàng hóa như lúa mì, ngô… từ Nga bị đứt gãy nguồn cung. Theo các chuyên gia, điều này sẽ mở ra cơ hội và động lực cho Việt Nam tái cấu trúc, tìm kiếm các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường. Theo TS Trần Quốc Hùng, Mỹ có thể là một gợi ý rất tốt về nguồn cung ngô và lúa mỳ cho các DN Việt Nam, bởi Mỹ cũng là nước sản xuất lớn các mặt hàng này. Trong khi đó, những năm qua Việt Nam luôn xuất siêu rất lớn qua Mỹ và phía Mỹ cũng đã có ý kiến quan ngại về vấn đề này. Do đó, nhân cơ hội này các DN Việt Nam có thể chuyển sang nhập khẩu ngô và lúa mỳ từ Mỹ để góp phần giảm bớt xuất siêu của Việt Nam qua Mỹ.
Về vấn đề các DN không còn nhập được các loại hàng hóa như phân bón, thức ăn chăn nuôi từ Nga nên phải nhập từ quốc gia khác, khiến giá cả tăng lên, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, DN cần làm quen vì nền kinh tế thị trường là như vậy, không có cuộc khủng hoảng này sẽ có khủng hoảng khác. Những khó khăn này sẽ buộc DN phải đa dạng hóa nguồn cung, đa dạng hóa thị trường và vai trò của Nhà nước là kết nối để quá trình dịch chuyển này diễn ra tốt hơn.
Đối với hoạt động xuất khẩu, các chuyên gia cũng chỉ ra cơ hội lớn cho các loại nông sản của Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung từ Nga – Ukraine đang bị cấm vận. TS Trần Quốc Hùng chỉ ra rằng, mỗi năm Nga và Ukraine cung cấp hơn 30% lúa mì cho thị trường thế giới. Chiến tranh và cấm vận đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá các loại ngũ cốc, nông phẩm khác cũng tăng cao. Nếu chiến sự kéo dài, nguồn cung lúa mì cho thế giới có thể giảm 30%, gây ra khủng hoảng lương thực khiến giá nông sản tăng thêm.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 6,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới, nên việc giá gạo và nông sản tăng sẽ có lợi cho Việt Nam. Thời điểm này là cơ hội rất tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và nông sản sang EU.
“Vì cấm vận và vì người dân tự động tẩy chay hàng hóa Nga, EU đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông sản thay thế. Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần của mình tại thị trường Eu – trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất 80.000 tấn lúa gạo/năm với thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA. Đặc biệt nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng” – TS Trần Quốc Hùng khuyến nghị.
Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những quốc gia nhập nhiều lúa mì từ Nga và Ukraine và đang bị thiếu hụt, cần tìm nguồn thay thế. Đây là cơ hội cho Việt Nam vươn ra xuất khẩu.
Ngoài ra, việc xuất khẩu sang EU đòi hỏi tiêu chuẩn cao cũng là cơ hội để các DN Việt Nam phải cố gắng nâng cao chất lượng, vì bán được ở châu Âu thì sẽ đủ khả năng cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển và nâng cấp công nghệ nông phẩm của mình, không chỉ gạo mà cả các loại nông phẩm, lương thực khác.
Tin liên quan

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025
16:34 | 15/07/2025 Infographics

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng
15:55 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao
19:00 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thuế Hải Phòng chuyển đổi số toàn diện các quy trình quản lý

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Đồng bộ chuyển đổi tên gọi, chức danh và thẩm quyền trong hệ thống thuế

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
