Facebook Twitter youtube Tiktok

Châu Âu muốn “tự lực cánh sinh”, Biden gặp khó khi đối phó với Nga - Trung

Không gặp nhau ở những điểm giao về lợi ích, chính quyền ông Biden sẽ đối mặt với những thách thức mới với một châu Âu ngày càng muốn tự quyết định những vấn đề của riêng mình hơn.
Chính quyền Biden liên tiếp “nắn gân” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Tổng thống Biden: Mỹ - Trung sẽ “cạnh tranh gay gắt” thay vì xung đột
Lần đầu tiên dưới thời Biden, tàu khu trục Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa
Chính quyền Biden sẽ thay đổi cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Biển Đông?
Tổng thống Biden. Ảnh: New York Times
Tổng thống Biden. Ảnh: New York Times.

Con đường riêng của châu Âu

2 tuần sau lễ nhậm chức của Tổng thống Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công khai nói về tầm quan trọng của việc đối thoại với Nga, đồng thời khẳng định rằng Nga là một phần của châu Âu, cũng như châu Âu đủ mạnh mẽ để bảo vệ các lợi ích của mình.

Ngày 30/12, chỉ vài tuần trước lễ nhậm chức của ông Biden, Liên minh châu Âu ký một thỏa thuận đầu tư quan trọng với Trung Quốc, vài ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden là Jake Sullivan viết trên Twitter yêu cầu "sự tham vấn sớm" với châu Âu về Trung Quốc và thận trọng cảnh báo châu Âu không nên vội ký thỏa thuận.

Thậm chí cả khi các chính sách của Mỹ được định hình lại trong một chính quyền mới thì châu Âu đã tự lựa chọn con đường riêng của mình trong quan hệ với Nga và Trung Quốc theo những cách thức mà không phải lúc nào cũng thống nhất với các mục tiêu của ông Biden. Đây chính là thách thức với nhà lãnh đạo Mỹ khi ông Biden muốn xây dựng lại liên minh xuyên Đại Tây Dương thời kỳ hậu Trump.

Ngày 19/2 (giờ Mỹ), ông Biden sẽ phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, một sự kiện tập hợp các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao từ châu Âu và Mỹ mà ông đã dự trong hàng thập kỷ qua và củng cố vị thế như một người có thể thúc đẩy sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương.

Phát biểu tại hội nghị này cách đây 2 năm, ông Biden đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump vì đã hủy hoại mối quan hệ vững chắc giữa Mỹ và châu Âu.

"Những rắc rối rồi sẽ trôi qua. Chúng tôi sẽ trở lại", ông Biden khẳng định, đồng thời cam kết Mỹ sẽ lại "gánh vác trách nhiệm lãnh đạo của chúng ta".

Bài phát biểu của ông Biden tại hội nghị sắp tới được cho là sẽ lặp lại các cam kết và lời kêu gọi một phương Tây đoàn kết hơn nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Ngà và Trung Quốc. Theo nhiều cách khác nhau, những cuộc trao đổi như vậy chắc chắn sẽ nhận được những thông điệp nồng ấm từ các nhà lãnh đạo châu Âu, vốn đã căng thẳng và mệt mỏi với chính sách ngoại giao bốc đồng của ông Trump trong suốt 4 năm qua.

Tuy nhiên, với "sự lãnh đạo" mà ông Biden đưa ra, vốn được hiểu theo cách truyền thống là chúng tôi quyết định và các bạn tuân theo, nhiều nước châu Âu cảm thấy điều này đã không còn phù hợp khi mà Brussels không phải chỉ là lực lượng yểm trợ trong những cuộc chiến được định hình bởi Washington.

Được thể hiện rõ qua thỏa thuận thương mại EU - Trung Quốc hay những cuộc trao đổi về việc hòa giải với Moscow từ các nhà lãnh đạo như ông Macron và người có thể sẽ kế nhiệm Thủ tướng Merkel là ông Armin Laschet, châu Âu đang tự đặt ra những giá trị và lợi ích của mình trong mối quan hệ với 2 kẻ thù lớn của Mỹ là Nga và Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm chính sách ngoại giao cũng như những tính toán của chính quyền Tổng thống Biden.

"Ông Biden đang thể hiện một hướng tiếp cận vô cùng cứng rắn với Nga và Trung Quốc, cũng như đang định hình một cuộc Chiến tranh Lạnh toàn cầu mới", Jeremy Shapiro, giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Quốc tế cho hay.

Chuyên gia này cho rằng điều đó sẽ khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lo lắng. Trong khi đó, các chuyên gia khu vực nhận định rằng họ hầu như thấy rất ít dấu hiệu nhiệt tình từ châu Âu so với những kỳ vọng của các quan chức trong chính quyền ông Biden.

Ulrich Speck, một học giả cấp cao tại Quỹ Marshall của Đức ở Berlin nhận định: "Sau khi đóng băng mối quan hệ dưới thời ông Trump, tôi kỳ vọng có nhiều sự nồng ấm hơn nhưng tôi vẫn chưa thấy điều đó".

Biden gặp khó trong việc nối lại “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương

Tổng thống Biden đã thực hiện nhiều biện pháp đơn giản nhất để nối lại quan hệ và thể hiện sự đoàn kết với châu Âu, từ tham gia vào Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh đến chủ nghĩa đa phương và nhân quyền cho tới cam kết gia nhập lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Tuy nhiên, việc thúc đẩy một lập trường thống nhất chống lại Nga và Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Trung Quốc là kẻ thù của Mỹ nhưng cũng là đối tác thương mại quan trọng của châu Âu. Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu coi Bắc Kinh là một kẻ thù và một đối thủ cạnh tranh có hệ thống thì họ cũng coi nước này là một đối tác.

Kể từ khi ông Biden còn là Phó Tổng thống dưới thời chính quyền Obama, Anh, vốn là một đối tác ngoại giao đáng tin nhất của Mỹ, tới nay đã rời EU và hiện việc điều phối về chính sách đối ngoại của nước này với các đồng minh châu Âu khác đã kém hiệu quả hơn.

Hội nghị an ninh tuần này không được điều hành bởi chính phủ Đức nhưng Thủ tướng Angela Merkel sẽ phát biểu tại sự kiện này, cùng với Tổng thống Biden, Tổng thống Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Bản thân Đức cũng đang tạo ra một số vấn đề mà chính quyền ông Biden phải đối mặt trong nỗ lực chống lại Nga.

Đức vẫn kiên quyết với việc tham gia vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đường ống dẫn khí vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. Việc thi công dự án này đã bị dừng lại vào năm ngoái với 94% đường ống đã được lắp đặt sau khi Quốc hội Mỹ gia tăng trừng phạt với các bên liên quan do lo ngại Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ giúp Nga "thao túng" nguồn cung năng lượng của châu Âu và gia tăng ảnh hưởng tới châu lục này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Armin Laschet, lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo cầm quyền. Ảnh: Pool
Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Armin Laschet, lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo cầm quyền. Ảnh: Pool

Năm ngoái, các chính trị gia Đức đã phản ứng với các đe dọa trừng phạt kinh tế mà các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đề xuất bằng cách gọi những động thái này là "tống tiền", "chiến tranh kinh tế" và "chủ nghĩa đế quốc kiểu mới". Đức muốn hoàn thành dự án đường ống dẫn khí này nhưng hôm 16/2, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã nhận định với báo giới rằng Tổng thống Biden phản đối Dòng chảy phương Bắc 2 và gọi đây là "một thỏa thuận tồi" chia rẽ châu Âu cũng như khiến châu lục này dễ bị tổn hại trước Nga hơn.

Bất chấp các lệnh trừng phạt, các tàu của Nga đã nối lại việc lắp đặt các đường ống và Thủ tướng Merkel cũng đã bảo vệ dự án này bằng cách khẳng định đây hoàn toàn là một dự án về kinh tế chứ không phải một tuyên bố địa chính trị. Đức cho rằng các quy định của EU và cấu trúc của hệ thống đường ống mới sẽ làm giảm khả năng Nga có thể thao túng nguồn cung, đồng thời nhận định Nga phụ thuộc vào doanh thu hơn là châu Âu phụ thuộc vào khí đốt.

Giống như với thỏa thuận EU - Trung Quốc, có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Biden muốn đàm phán về một giải pháp với Đức nhằm xoa dịu những bất mãn của đồng minh quan trọng này. Theo các nhà quan sát, điều đó có thể bao gồm các lệnh trừng phạt "chuyền lùi" nếu Moscow làm trệch hướng nguồn cung và dừng trả phí trung chuyển cho Ukraine.

Tại Pháp, Tổng thống Macron từ lâu đã tìm cách thúc đẩy một cuộc trao đổi tích cực hơn với Tổng thống Nga Putin nhưng nỗ lực này của ông vẫn chưa đi đến đâu. Người đứng đầu về chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell Fontelles cũng cố gắng thực hiện động thái tương tự vào tháng này nhưng Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov đã khiến ông "bẽ mặt" khi gọi EU là "một đối tác không đáng tin cậy".

Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Pool
Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Pool.

Dù vậy, cùng với vụ bắt giữ nhân vật đối lập Nga Navalny, các động thái của ông Borrell cho thấy Brussels có thể sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên Nga và cởi mở hơn những đề xuất của ông Biden về một lập trường cứng rắn hơn với Moscow.

Các quan chức trong chính quyền ông Biden cho biết việc hợp tác với một châu Âu chia rẽ chưa bao giờ là điều dễ dàng song các nhà lãnh đạo của châu Âu sẽ hoan nghênh việc khôi phục sự lãnh đạo của Mỹ, đặc biệt khi mối đe dọa từ Trung Quốc với châu Âu ngày càng rõ ràng hơn so với cách đây 5 năm.

Với Trung Quốc và thỏa thuận đầu tư sau 7 năm đàm phán khó khăn, các quan chức châu Âu cho rằng thỏa thuận này chủ yếu giống như một nỗ lực để các công ty của họ nhận được sự tiếp cận tương tự với thị trường Trung Quốc như các công ty Mỹ đã nhận được trong thỏa thuận với Trung Quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Trump vào năm ngoái.

"Không có lý do gì để chúng tôi phải chấp nhận một sân chơi không bình đẳng, bao gồm cả với Mỹ", Sabine Weyand, tổng giám đốc EU về thương mại nhận định trong một diễn đàn trực tuyến hồi đầu tháng 2.

Bà Weyand cho biết thỏa thuận này đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho các hành động thương mại của Trung Quốc, vốn sẽ giúp Mỹ và châu Âu "có lập trường mạnh mẽ hơn để thúc đẩy một chính sách quyết đoán hơn với Bắc Kinh".

Tuy nhiên, Wendy Cutler, người từng là nhà đàm phán về thương mại của Mỹ và phó chủ tịch Viện Chính sách Hiệp hội châu Á nhận định: "Thỏa thuận này có nguy cơ khiến sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương trở nên phức tạp hơn nhưng tôi không nghĩ có thể ngăn cản nó".

(Vov.vn)

Tin liên quan

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước

Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nước, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các nước đánh giá cao thành tựu phát triển và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự

EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Peter Stano lưu ý nếu các báo cáo về việc đưa binh lính từ Triều Tiên sang Nga được xác nhận, điều này sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong sự hợp tác của họ.
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở

Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở

(HQ Online) - Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024 là chương trình được tổ chức thường niên bởi Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ quán quốc gia thành viên EU tại Việt Nam. Chương trình năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 23/10, bao gồm hai sự kiện chính: Ngày hội Giáo dục châu Âu và Ngày Erasmus+ Việt Nam.
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực

Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực

(HQ Online) - Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng diễn ra tại Kazan (Nga) từ ngày 22-24/10 đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo các nước BRICS gặp mặt trực tiếp sau khi BRICS mở rộng. Đây là sự kiện mang tính lịch sử, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế́.
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ

Số liệu hải quan cho thấy trao đổi thương mại của Trung Quốc với các quốc gia thành viên BRICS khác đạt 648 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương

Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương

Tại cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường liên lạc, đối thoại và hợp tác giữa hai nước.
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại

Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại

(HQ Online) - Hải quan Philippines (BOC) vừa ghi nhận bước đột phá trong việc tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình, khi lần đầu tiên triển khai lập bản đồ rủi ro tham nhũng.
Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 22/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận các vấn đề song phương và quốc tế mà hai bên quan tâm.
Những cam kết của tân Tổng thống Indonesia Prabowo

Những cam kết của tân Tổng thống Indonesia Prabowo

(HQ Online) - Xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng và củng cố chủ quyền kinh tế của Indonesia trong khi vẫn duy trì chính sách đối ngoại không liên kết là những cam kết chính trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20/10 của tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.
Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi

Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi

(HQ Online) - Khu vực Mỹ Latinh đang tích cực tìm kiếm các đối tác khác, bên ngoài Bắc bán cầu và Trung Đông trở thành tâm điểm.
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới

Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới

Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vikram Misri nói với báo giới rằng các nhà đàm phán ngoại giao và quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức một số vòng đàm phán trong vài tuần qua.
Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc

Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc

Nhiều năm nay, Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực phân bổ các nguồn lực cho đổi mới sáng tạo nhằm mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ quan trọng.
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn

Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn

Người dân "xứ vạn đảo" kỳ vọng vào một kỷ nguyên năng động hơn của đất nước dưới sự lãnh đạo của chính khách có bề dày 28 năm trong quân ngũ.
Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ

Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ

(HQ Online) - Gần đây, loạt "ông lớn" công nghệ như Microsoft, Amazon, Google đã công bố đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai ở Mỹ.
Pháp giải bài toán ngân sách

Pháp giải bài toán ngân sách

(HQ Online) - Trước áp lực giảm thâm hụt ngân sách và nợ công, Chính phủ của tân Thủ tướng Michel Barnier vừa thông báo ý định cắt giảm chi tiêu và tăng thuế với tổng trị giá 60 tỷ euro (65,68 tỷ USD) trong năm 2025.
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu

Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu

Thâm hụt thương mại Nhật Bản trong nửa đầu tài khóa 2024 đã tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.110 tỷ yen (20,8 tỷ USD), trong bối cảnh đồng yen yếu làm tăng chi phí nhập khẩu.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Đại biểu Quốc hội lo lắng giá vàng "nhảy múa"

Đại biểu Quốc hội lo lắng giá vàng "nhảy múa"

Nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại về những điểm nghẽn của thị trường vàng khi giá ngày càng tăng cao mà người dân muốn mua vàng cũng khó.
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại

Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại

Trong những ngày gần đây, du lịch đường biển liên tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan các danh lam, thắng cảnh tại Việt Nam.
Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước

Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank, nhưng một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét lại cơ chế.
Nghệ An bắt giữ nhóm đối tượng gom hàng tạ pháo cùng động vật hoang dã đưa vào nội địa

Nghệ An bắt giữ nhóm đối tượng gom hàng tạ pháo cùng động vật hoang dã đưa vào nội địa

Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Mỗi ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 1.000 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái

Mỗi ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 1.000 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái

Lượng hàng hóa xuất khẩu qua cảng Cát Lái đang có xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2024.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024

(HQ Online) - Quan hệ hợp tác hải quan Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục đi vào chiều sâu khi mới đây lãnh đạo cấp cao Hải quan hai nước đã trao Kế hoạch hành động về Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam và Chương trình Quản lý tín nhiệm Doanh nghiệp của Hải quan Trung Quốc.
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD

Hết tháng 9, cả nước có 9 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang

Theo Quyết định số 2256/QĐ-TCHQ ngày 2/10/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, bà Bùi Thị Thùy Giang, Chánh Văn phòng Cục Hải quan Kiên Giang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Kiên Giang, kể từ ngày 18/10/2024.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần

Ngày 17/10/2024, thừa ủy quyền của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Đồng Tháp đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm ông Đào Hữu Cần, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Dinh Bà giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

(HQ Online) - Trong tháng 9, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, than, dầu thô nhập khẩu là những nhóm hàng kim ngạch tăng, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng vào số thu của ngành Hải quan.
Là "điểm sáng" của kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định

Là "điểm sáng" của kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định

Nền kinh tế còn những khó khăn tiềm ẩn như sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư công, ...
Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội

Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội

Thủ tướng kỳ vọng với tổ hợp Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ khơi dậy, làm cho ...
Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Bộ Chính trị đã thống nhất cao đồng ý phân công ông Trần ...
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tổ chức FIBAA đã trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục và 15 chương trình đào ...
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu (thuộc PDD Holdings, Trung Quốc) mới đây đã mở tính năng ...
Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước

Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nước, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các nước đánh ...
Mỗi ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 1.000 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái

Mỗi ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 1.000 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái

Lượng hàng hóa xuất khẩu qua cảng Cát Lái đang có xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm ...
Hải quan Khánh Hòa: Về đích thu ngân sách trước 1 quý

Hải quan Khánh Hòa: Về đích thu ngân sách trước 1 quý

Nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ lực tăng cao, cùng với những nỗ lực trong công tác tạo thuận lợi ...
Hải quan Đồng Nai: Phấn đấu thu ngân sách về đích sớm

Hải quan Đồng Nai: Phấn đấu thu ngân sách về đích sớm

Cục Hải quan Đồng Nai đang nỗ lực để công tác thu ngân sách có thể về đích sớm trước ...
Hơn 21 tấn dừa tươi đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Hơn 21 tấn dừa tươi đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Dừa tươi là sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam và sản phẩm này cũng đang được phía ...
Hải quan Hà Tĩnh và Hải quan Bolikhămxay hội đàm hợp tác

Hải quan Hà Tĩnh và Hải quan Bolikhămxay hội đàm hợp tác

Cục Hải quan Hà Tĩnh (Việt Nam) và Cục Hải quan Bolikhămxay (Lào) đã tổ chức hội đàm trao đổi ...
Tổng cục Hải quan phổ biến chế độ tài chính, tiêu chuẩn xếp ngạch cán bộ, công chức

Tổng cục Hải quan phổ biến chế độ tài chính, tiêu chuẩn xếp ngạch cán bộ, công chức

Lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ, công chức và người ...
Nghệ An bắt giữ nhóm đối tượng gom hàng tạ pháo cùng động vật hoang dã đưa vào nội địa

Nghệ An bắt giữ nhóm đối tượng gom hàng tạ pháo cùng động vật hoang dã đưa vào nội địa

Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố ...
Chủ động phương án chống buôn lậu dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025

Chủ động phương án chống buôn lậu dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính đặt ra trong những tháng ...
Loạt doanh nghiệp nợ thuế "khủng" tại Hải quan TPHCM

Loạt doanh nghiệp nợ thuế "khủng" tại Hải quan TPHCM

Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ với số tiền lớn đã bị Cục Hải quan TPHCM công ...
Khởi tố 2 vụ buôn lậu “khí cười”

Khởi tố 2 vụ buôn lậu “khí cười”

Ngày 8/10/2024, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ...
Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty TNHH Thương mại SX Phương Khanh

Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty TNHH Thương mại SX Phương Khanh

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Phương Khanh bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan trên ...
Lật tẩy đường dây ma túy xuyên quốc gia ẩn trong thức ăn thú cưng

Lật tẩy đường dây ma túy xuyên quốc gia ẩn trong thức ăn thú cưng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra và kết ...
Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước

Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank, nhưng một số ...
Lần thứ ba liên tiếp, Việt Nam đảm nhận Chủ tịch APSN

Lần thứ ba liên tiếp, Việt Nam đảm nhận Chủ tịch APSN

Đại diện lãnh đạo cảng biển Việt Nam tiếp tục tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hội đồng Cố ...
Vedan Việt Nam lần thứ 7  trong “Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2024”

Vedan Việt Nam lần thứ 7 trong “Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2024”

Ngày 24/10 tại Hà Nội, Công ty CPHH Vedan Việt Nam lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh trong ...
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam

Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam

Ngày 24/10/2024, Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) & Top 10 Công ...
Viettel Post khẳng định vị thế dẫn đầu về công nghệ logistics tại Việt Nam

Viettel Post khẳng định vị thế dẫn đầu về công nghệ logistics tại Việt Nam

Là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia sự kiện Parcel + Post Expo 2024 tại Hà Lan, ...
Đầu tư tác động đối mặt thách thức về pháp lý và nguồn vốn

Đầu tư tác động đối mặt thách thức về pháp lý và nguồn vốn

Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội của Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trước các mục ...
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách ...
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu

Không thu thuế hàng tái nhập khẩu

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH xe nâng Bình Minh ...
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng ...
Bảo đảm nguồn lực tài chính  hỗ trợ công cụ thu ngân sách

Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách

Theo Bộ Tài chính, cần rà soát, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế, trong đó có việc sửa ...
Hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa và áp dụng phòng vệ thương mại hiệu quả

Hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa và áp dụng phòng vệ thương mại hiệu quả

Việc hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa kết hợp với áp dụng các biện pháp phòng vệ thương ...
Phân loại và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dàn lạnh FCU

Phân loại và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dàn lạnh FCU

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan Hải Phòng thực hiện xác định mã số và chính ...
Việt Nam Suzuki thúc đẩy xu hướng Hybrid và tinh thần cá nhân hóa

Việt Nam Suzuki thúc đẩy xu hướng Hybrid và tinh thần cá nhân hóa

Với thông điệp “Dẫn lối đa trải nghiệm” cùng việc giới thiệu các mẫu xe XL7 Hybrid và Jimny tại ...
Thị trường xe điện tại Việt Nam đang có những bước đi khả quan

Thị trường xe điện tại Việt Nam đang có những bước đi khả quan

Trong nỗ lực đạt được mục tiêu Net Zero, phương tiện giao thông đường bộ sẽ đóng vai trò quan ...
MG Việt Nam: Đa dạng mẫu xe đến từ thương hiệu 100 tuổi

MG Việt Nam: Đa dạng mẫu xe đến từ thương hiệu 100 tuổi

MG Việt Nam mang đến VMS 2014 10 mẫu xe trưng bày tại tất cả các phân khúc cũng như ...
Công nghệ xanh lên ngôi tại Triển lãm ô tô và xe máy Việt Nam 2024

Công nghệ xanh lên ngôi tại Triển lãm ô tô và xe máy Việt Nam 2024

Với chủ đề “Công nghệ mở tương lai xanh”, Triển lãm ô tô và xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam ...
OMODA & JAECOO Việt Nam nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy ô tô

OMODA & JAECOO Việt Nam nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy ô tô

Sự hợp tác giữa hai tập đoàn Geleximco và Chery không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn ...
BYD thách thức các đối thủ trong cuộc đua xe điện toàn cầu

BYD thách thức các đối thủ trong cuộc đua xe điện toàn cầu

BYD không chỉ mở rộng tại các thị trường truyền thống mà còn đẩy mạnh thâm nhập các thị trường ...
Phiên bản di động