Cần thiết điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá có hại cho sức khoẻ
Cơ quan soạn thảo đề xuất nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB và tăng thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.Anh |
Theo Bộ Tài chính, Luật thuế TTĐB năm 2008 đã qua 3 lần sửa đổi trước đó, bổ sung vào năm 2014, 2016 và năm 2022 để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thời gian tới, chính sách thuế TTĐB hiện hành vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế TTĐB như đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội, cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội...
Yêu cầu của thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB để giải quyết những bất cập phát sinh, khuyến khích chuyển đổi nhập khẩu, sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế tiêu dùng hàng hoá có hại cho sức khoẻ.
Theo dự thảo tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi, cơ quan soạn thảo đã đề xuất thực hiện chính sách mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế (bổ sung đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất phù hợp), cụ thể là nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn.
Đồng thời điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, một số mặt hàng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, cụ thể là nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng, nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường và khắc phục bất cập phát sinh trong thực tế.
Theo bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, hiện nay chưa có sản phẩm nào gây ra tỷ lệ tử vong cao như thuốc lá, tạo gánh nặng về y tế, sức khỏe và cả kinh tế. Tại Việt Nam, giá thuốc lá còn rất rẻ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thuốc lá có sẵn trên thị trường… mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ thuế áp lên thuốc lá quá thấp.
“Một trong những biện pháp mà WHO khuyến cáo và có thể thực hiện đó là đánh thuế với những sản phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc lá, đồ uống có cồn bên cạnh việc giảm quảng cáo, giảm hoạt động xúc tiến thương mại để giảm tiêu dùng sản phẩm độc hại. Chúng ta đều biết, tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm mức tiêu thụ nhanh và trong thời gian ngắn. Do vậy, WHO đề xuất Chính phủ Việt Nam cân nhắc áp dụng mức thuế cao nhất có thể để đạt được hiệu quả giảm tiêu thụ thuốc lá trong thời gian tới”, bà Angela Pratt kiến nghị.
Ủng hộ định hướng sửa Luật Thuế TTĐB của Bộ Tài chính, trong đó có việc sửa cách tính thuế với mặt hàng thuốc lá, bà Angela Pratt nhấn mạnh, hiện tại, các mức áp dụng chưa đủ cao, do đó, vẫn chưa nhận thấy mức tiêu thụ thuốc lá giảm.
Theo bà Angela Pratt, đối với thuốc lá, cần đề ra mức thuế đủ cao để có tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm có hại cho sức khoẻ này. “Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn sẽ dẫn đến một loạt tác động tiêu cực đến sức khỏe, do đó, tăng mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này cũng cần phải đủ cao để có tác động đến việc tiêu thụ. Nói cách khác, nguyên tắc cơ bản là Việt Nam cần đặt các mức giá đủ cao để ngăn cản người mua những sản phẩm không tốt cho sức khỏe này”, chuyên gia của WHO khuyến nghị.
Liên quan đến đề xuất điều chỉnh mức thuế suất đối với một số mặt hàng, cụ thể là thuốc lá, theo chia sẻ của bà Trần Thị Tuyết, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính, mặt hàng thuốc lá đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019, song tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao, có xu hướng gia tăng.
Theo WHO, WB, IMF, giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn thấp do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Thái Lan, Brunei, Malysia…, do đó, cần có lộ trình tăng thuế suất TTĐB đối với thuốc lá theo định hướng áp dụng thuế hỗn hợp, bổ sung thuế tuyệt đối.
Đối với việc bổ sung đối tượng chịu thuế là đồ uống có đường, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường và thuế TTĐB là 1 trong 3 chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường.
Theo bà Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, đánh thuế với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, bao gồm lợi ích cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), lợi ích về tăng thu cho NSNN và lợi ích cho công bằng về sức khỏe. Đây cũng là cơ hội cho các DN sản xuất thực phẩm cải tiến sản phẩm, giảm hàm lượng đường trong sản phẩm…
Đánh thuế với đồ uống có đường là một chính sách y tế công cộng hiệu quả để giảm tiêu thụ đường dư thừa, hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có đường và có thể khiến mọi người lựa chọn những đồ uống thay thế lành mạnh hơn.
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics