Cải cách thuế GTGT thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp
Có nhiều lợi ích rất cụ thể khi áp dụng thuế GTGT 5% với ngành phân bón. Ảnh: ST |
Hầu hết các quốc gia áp dụng thuế GTGT đối với phân bón
Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, hỗ trợ nông dân giảm chi phí sản xuất, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước phát triển bền vững, đồng thời thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, thời gian qua, các DN, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng đã nhiều lần kiến nghị sửa đổi Luật thuế 71/2014/QH13 nhằm đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), việc không áp thuế GTGT đã tạo ra nhiều khó khăn cho DN, người nông dân trong nhiều năm qua. DN sản xuất phân bón trong nước không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho nguyên vật liệu, máy móc và dịch vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao. Điều này không chỉ làm tăng giá phân bón cho nông dân mà còn khiến các DN phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so với hàng nhập khẩu vốn được khấu trừ thuế GTGT ở nước xuất xứ. Theo ông Phụng, có nhiều lợi ích rất cụ thể khi áp dụng thuế GTGT 5% với ngành phân bón.
Theo đó, việc áp thuế GTGT 5% giúp tăng thu ngân sách đối với thuế nhập khẩu trong khi vẫn giữ mặt bằng giá bán trong nước. Đối với nông dân, họ có cơ hội yêu cầu DN bán giá mới thấp hơn, yêu cầu DN phân bón thực hiện nguyên tắc đúng theo luật, được khấu trừ đầu vào thì cần hạ mặt bằng giá bán. Bên cạnh đó, chúng ta đang hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hiện có rất nhiều DN lớn đầu tư về nông thôn, việc áp thuế GTGT giúp doanh nghiệp phân bón được khấu trừ kê khai thuế GTGT đầu vào.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế GTGT đối với phân bón. Ví dụ, Trung Quốc áp dụng thuế suất thấp 11%, Nga là 20%, Thái Lan và Malaysia cũng áp dụng thuế GTGT cho phân bón. Với việc dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) đưa quy định mặt hàng phân bón chịu thuế GTGT 5% sẽ giúp DN ngành phân bón nhìn thấy nhiều triển vọng. Theo đó, DN có thể sử dụng số tiền thuế được hoàn để đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phân bón và mang tới sản phẩm tốt hơn cho người nông dân, giúp rút ngắn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cho người nông dân.
Mục tiêu lớn nhất là đem tới hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế
Dưới góc độ DN, theo ông Nguyễn Hoàng Trung, Phó Tổng giám đốc CTCP DAP-Vinachem, thực tiễn kinh nghiệm và số liệu 10 năm qua cho thấy đủ để đánh giá được kết quả khi thực hiện không áp thuế GTGT với phân bón. Do không chịu áp thuế GTGT, toàn bộ chi phí đầu vào phải tính vào giá thành sản xuất, hàng năm khoảng 7-8% chi phí sản xuất tăng thêm vì quy định này, ước tính mỗi năm mất khoảng 100 tỷ đồng, 10 năm nay luỹ kế lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng. Ông Trung cho biết, giá thành sản xuất tăng, mà giá bán trên thị trường không điều chỉnh được vì có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu. Do đó, việc điều chỉnh chính sách thuế GTGT đối với phân bón từ không chịu thuế sang chịu thuế 5% là bước đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Đây không chỉ là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất phân bón trong nước mà còn là biện pháp hỗ trợ nông dân, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoàng Trung khẳng định, quy định thuế GTGT với phân bón được sửa đổi theo hướng sẽ áp thuế 5%, có nhiều lợi ích. Trước hết, giảm được chi phí thuế đầu vào, dẫn tới giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ hội này giúp ngành sản xuất phân bón trong nước có sự cạnh tranh với phân bón nhập khẩu tốt hơn và mong muốn chiếm lĩnh được thị trường, gia tăng được thị phần, qua đó sẽ điều chỉnh được giá bán, tăng hậu mãi cho người nông dân.
Bên cạnh đó, các DN sẽ có nguồn lực, động lực để gia tăng đầu tư, tái đầu tư, nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Đây là tiền đề rất quan trọng đối với ngành sản xuất phân bón trong nước. Rất nhiều năm qua, DN không đổi mới được công nghệ do vướng các thủ tục về luật thuế, dẫn tới hiệu quả kinh tế không có nên không đổi mới được. Cơ hội này sẽ tạo thêm động lực để đổi mới công nghệ của ngành sản xuất trong nước. Việc tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thì cũng là tạo tiền đề, tạo điều kiện cho người nông dân được sử dụng phân bón chất lượng hơn.
Đồng tình với đề xuất của dự thảo Luật về việc đưa phân bón vào diện chịu thếu GTGT 5%, chuyên gia Nguyễn Văn Phụng cũng đề xuất nhân dịp này cơ quan soạn thảo nên rà soát lại các ngành công nghiệp khác, ví dụ như ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị cho nông nghiệp và phát triển nông thôn… Theo ông Phụng, những mặt hàng nào lượng hóa được đưa vào quy định chịu thuế hoặc không chịu thuế và tính đến quan hệ liên thông giữa các ngành với nhau trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của nhà nước, của doanh nghiệp và người tiêu dùng và cuối cùng là đem tới hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế.
Tin liên quan
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị sửa quy định luân chuyển hàng hóa
13:30 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào chính sách quản lý hải quan
10:20 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân
09:48 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
13:43 | 24/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
Xây dựng dữ liệu lớn giúp quản lý thuế hiệu quả
Quản chặt “khí cười”
“Cảnh giới” lực lượng chức năng để vận chuyển thuốc lá lậu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics