Cách nào vượt qua Stress mùa dịch?
Tập luyện thể dục, làm việc nhà, chăm sóc cây cối là những việc làm giúp mỗi người vượt qua những khủng hoảng tâm lý mùa dịch. |
Áp lực tinh thần
Hàng ngày, những tin tức về đại dịch Covid-19 được cập nhật liên tục trong dòng chảy thông tin thời sự bất tận, kèm theo đó là những số liệu mắc, số tử vong, số bệnh nhân nặng, những địa điểm bệnh nhân đã dừng chân, những chuyến bay, chuyến xe bệnh nhân đã đi... dễ khiến mỗi người bị lạc trong thông tin.
Đó là chưa kể những thông tin bịa đặt, tin giả (fake news), sự kỳ thị đâu đó vẫn còn xuất hiện khiến nhiều người rơi vào trạng thái stress, rối loạn, ám ảnh, không tìm được định hướng cho bản thân. Tất cả những điều này đang từng ngày, từng giờ có tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của mỗi chúng ta.
Chị Đặng Thị Phương Trinh (phố Giải Phóng, Hà Nội) cho biết, cứ 6 giờ sáng và 6 giờ chiều khi các cơ quan báo chí đồng loạt đăng tải thông tin ca bệnh, tôi lại vào mạng và hồi hộp xem liệu ca bệnh có xảy ra với người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay khu dân cư nơi mình sinh sống.
Bên cạnh đó, cứ có thông tin nơi nào bệnh nhân Covid-19 đã đi qua là chị Trinh lại căng mắt tìm đọc. “Chẳng hạn, khi đọc được thông báo tìm người tới quán bia Lộc Vừng mà Hà Nội vừa công bố tôi phải gọi ngay cho chồng, cho bạn bè, cho những người mình đã tiếp xúc xem họ có tới quán bia đó hay không. Khi nhận được câu trả lời không tới tôi mới tạm thở phào”, chị Trinh kể.
Với các gia đình có con nhỏ thì đợt dịch này thực sự là “ám ảnh”. Chị Trần Thị Quỳnh Hoa (phố Khuất Duy Tiến, Hà Nội) cho biết, nhà chị có 2 con nhỏ, mùa dịch Covid-19 chỉ cần con có triệu trứng ho, sổ mũi, sốt là chị lại bất an, nghĩ tới Covid-19. “Ngay đêm hôm qua con chỉ húng hắng ho, họng con hơi đỏ mà hai vợ chồng tôi đã phải thức cả đêm để theo dõi diễn biến của con”, chị Phương kể.
Chưa kể, dưới tác động của dịch, nhiều hoạt động liên quan tới công việc, kinh doanh, học tập cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khiến một bộ phận người dân thường xuyên có tâm trạng lo lắng, hồi hộp, bất an. Chị Dương Thị Thu Trang (phố Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho biết, kinh tế của gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch đầu tiên khi chồng chị bị cắt giảm thu nhập do công ty khó khăn, bản thân chị mở cửa hàng quần áo, cũng phải đóng cửa một thời gian dài. “Những tưởng gần 100 ngày không có ca mắc trong cộng đồng, cuộc sống trở lại bình thường thì lại xuất hiện đợt dịch mới phức tạp hơn, không biết bao giờ mới chấm dứt khiến gia đình tôi thực sự quá áp lực”, chị Trang lo lắng.
Chưa kể, dịch Covid-19 cũng có những tác động đáng kể tới thói quen, nếp sinh hoạt, vui chơi, giải trí của nhiều người. Nếu như trước đây người dân có thói quen tụ tập bạn bè, đi du lịch, trà đá vỉa hè, cà phê quán cóc... thì nay các thói quen đó đành phải tạm gác lại. Tất cả mọi bức xúc, bực dọc, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày bị dồn nén mà thiếu đi các phương tiện giải trí khiến tâm lý mỗi người thêm nặng nề.
Các chuyên gia y tế lo ngại thực tế này dễ dẫn tới các phản ứng tâm lý tiêu cực, nếu không có cách vượt qua, hậu quả sẽ khôn lường. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, các yếu tố môi trường đặc thù của thời Covid-19 là tác nhân làm trầm trọng thêm những thành phần cảm xúc của trầm cảm như buồn bã, bức rứt, trống trải, và kiệt sức.
“Những rối loạn cảm xúc này đến lượt sẽ ảnh hưởng đến rối loạn hành vi như ngủ nghỉ, ăn uống hay các rối loạn về trí năng như khả năng ghi nhớ, chú tâm, tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề. Lâu dài sẽ có những hệ luỵ khó lường tới sức khoẻ mỗi người”, chuyên gia này lo ngại.
Suy nghĩ tích cực
Các chuyên gia cho rằng, vì dịch bệnh còn dài nên chúng ta phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, dịch bệnh hoành hành, các hoạt động xã hội đông người bị hạn chế song điều đó không có nghĩa mỗi người tạm gác các thói quen tích cực, chẳng hạn như việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho rằng, người tập thể dục thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn những người bình thường. Ngoài ra, khi tập luyện mồ hôi cũng thải ra nhiều độc tố và giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng chống lại bệnh tật. Còn người không tập luyện thể dục thường xuyên, cơ thể dễ bị uể oải, suy nhược và sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh.
“Việc dành thời gian luyện tập theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết không chỉ trong mùa dịch bệnh bùng phát mà còn cần duy trì đều đặn hàng ngày để nâng cao thể trạng phòng chống dịch bệnh Covid-19”, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm chia sẻ.
Đặc biệt, để giúp tâm trạng tốt hơn, mỗi người có thể duy trì các thói quen khác như dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, tự tay mua, trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà để không gian trong nhà tươi mới, xanh mát.
Là người đã từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc cũng chia sẻ thêm, việc quá lạm dụng vào các thông tin trên các trang mạng xã hội sẽ khiến mỗi người ngày càng lo lắng. Vậy nên, để kiểm soát tâm lý, người dân hãy giảm xem/đọc các thông tin tiêu cực, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu stress vượt quá tầm kiểm soát của bạn, người dân có thể cố gắng làm dịu lại bằng các hoạt động tích cực như tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách.
“Đây có thể là lúc bắt đầu một thú tiêu khiển mà nhiều năm qua mọi người chưa có điều kiện thực hiện, chẳng hạn như học hát, tập đàn, vẽ tranh hay cắm hoa. Một hoạt động từ thiện giúp cho dân nghèo trong mùa đại dịch cũng sẽ đem lại cho bạn không chỉ niềm vui mà còn nhiều ý nghĩa trong cuộc sống”, chuyên gia này gợi ý.
Về phía những người kinh doanh lo lắng vì dịch bệnh ảnh hưởng, ý kiến của chuyên gia kinh tế cho rằng, trước tiên cần nhận thức được rằng đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn của cả nhân loại. Trong đại dịch này ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Nhưng hãy nhìn thoáng hơn, nếu mất đi tiền bạc bạn vẫn còn gia đình và sức khỏe, còn những cơ hội phục hồi khi dịch đi qua.
“Sự thất bại này không phải là lỗi của ai mà đó là một rủi ro không lường trước được. Do vậy, mỗi người hãy dành thời gian cho các mối quan hệ thân thiết, lên kế hoạch kinh doanh lại sau mùa dịch với những cải tiến về sản phẩm và nhân sự sẽ có thể giúp bạn tái xuất thương trường một cách mạnh mẽ, tránh tâm ly bi quan, chán chường", chuyên gia kinh tế nêu.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK