Các xu hướng chiến lược quan trọng trong năm 2023
Bứt phá xuất khẩu trong năm mới 2023 | |
Năm 2023: Lạm phát có xu hướng giảm dần |
Ảnh minh hoa: ST |
1. Thách thức đối với trật tự quốc tế đã được thiết lập sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn
Một cuộc tấn công mang đậm tính thù địch đối với trật tự quốc tế cũ vốn được Mỹ dẫn dắt và định hình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ tiếp tục khốc liệt hơn trong năm 2023. Trật tự quốc tế cũ vốn được đặc trưng bởi các tổ chức như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và liên minh Nhật-Mỹ. Trong giai đoạn đầu, trật tự này đã bị Đảng Cộng sản Liên Xô kịch liệt phản đối, nhưng với sức mạnh áp đảo của Mỹ và sự tự suy yếu của phe xã hội chủ nghĩa, phe dân chủ mà dẫn đầu là Mỹ đã giành được ưu thế. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc đang đe dọa phá vỡ trật tự quốc tế này, trong khi Nga cũng chuyển động theo hướng tương tự. Bên cạnh đó, các nước thù địch với Mỹ như Triều Tiên và Iran cũng chủ trương củng cố trận tuyến đối đầu với Mỹ.
2. Vai trò của sức mạnh quân sự có xu hướng mở rộng hơn
Hiện ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn phương án mở rộng sức mạnh quân sự để theo đuổi lợi ích quốc gia. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là một ví dụ điển hình. Trong khi đó, phương tiện duy nhất và lớn nhất để Ukraine đương đầu với cuộc xâm lược cũng là sức mạnh quân sự, dù là sức mạnh nội tại hay sức mạnh từ viện trợ. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, cũng như gia tăng các tàu vũ trang tiếp cận vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư). Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng khẳng định không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.
3. Nỗ lực củng cố quyền tự chủ của mỗi quốc gia, xuất phát từ xu hướng thoái trào của toàn cầu hóa
Đại dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các quốc gia và cũng là cơ hội để mỗi quốc gia nhìn nhận lại cách thức bảo vệ lợi ích của mình. Xu thế toàn cầu hóa đã đã bị đẩy lùi đáng kể khi chính quyền Trump khởi động tư tưởng “Nước Mỹ trước tiên” và Anh rời Liên minh châu Âu. Như vậy, nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia là được tự định đoạt vận mệnh của mình thay vì trông chờ vào một tổ chức hoặc một nước lớn nào đó. Nói cách khác, việc giành quyền tự quyết, sử dụng nội lực của chính mình để bảo vệ chủ quyền ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia.
4. Tầm quan trọng của ý thức hệ đang ngày càng tăng
Trật tự quốc tế hiện nay do Mỹ dẫn dắt dựa trên các nguyên tắc chính trị rõ ràng như dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Trong khi đó, các thách thức lại đi ngược với điều này. Do vậy, những nước quyết định theo đuổi các nguyên tắc này sẽ dẫn đầu trong cuộc chiến phản bác hệ tư tưởng cộng sản và chủ nghĩa độc tài. Trong bối cảnh phân cực địa chính trị khá rõ ràng, các nước nhỏ sẽ phải xác định rõ hệ tư tưởng mà quốc gia mình theo đuổi.
5. Sự đi xuống của ưu thế về kinh tế
Trong suốt một thời gian dài, dòng tư duy chủ đạo coi kinh tế là trên hết và các khía cạnh khác như chính trị, ngoại giao, an ninh tất yếu sẽ suôn sẻ khi kinh tế quốc gia thịnh vượng và được đặt trên các nền tảng hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Tuy nhiên, quan niệm này có thể sẽ phải thay đổi trong năm 2023. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cũng như những đòn trả đũa của Mỹ và phương Tây đã phơi bày sự thật rằng nhân tố kinh tế sẽ phục tùng nhân tố chính trị và an ninh. Trung Quốc sẽ lợi dụng các mối quan hệ kinh tế làm con tin và vũ khí trong trường hợp xảy ra xung đột với các nước khác.
Nhìn vào những xu hướng trên, có thể thấy dòng chảy quốc tế có thể dẫn đến những biến động khó lường về cục diện địa chính trị toàn cầu trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics