Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trong hoạt động kinh doanh trực tuyến

Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý của cơ quan thuế, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ thuế của đối tượng kinh doanh, đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trong lĩnh vực này, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.000 đối tượng (trong đó có 495 cá nhân và 505 doanh nghiệp - DN) có hoạt động kinh doanh trực tuyến và tiến hành phân tích nhân tố khá
Phương pháp nghiên cứu
Kinh doanh trực tuyến còn được biết đến là thương mại điện tử, là hình thức mua-bán hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng internet toàn cầu, như: bán hàng bằng email, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bán hàng trên Zalo, bán hàng bằng Facebook, bán hàng trên kinh Youtube, bán hàng bằng Google Adwords, bán hàng bằng SEO… với sự tham của ba chủ thể: doanh nghiệp (B), người tiêu dùng (C) và Chính phủ (G). Để hiểu rõ hơn về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trong lĩnh vực này, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm phân tích SPSS20 cho việc áp dụng phân tích EFA với 5 mức độ: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến gì (Bình thường); 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.
Kết quả và thảo luận
Bảng 1 cho thấy 7 nhóm thang đo tiềm năng (có tổng số 27 biến quan sát) ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế (biến phụ thuộc chỉ có 2 trạng thái: 0 và 1).
Thực trạng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến:
Thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến của các DN và cá nhân không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà còn là thực trạng chung của các nước trên thế giới. Theo thống kê, năm 2023, ngành Thuế đã quản lý được khoản doanh thu qua thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Trong đó, có 2 điểm được đánh giá đã phát huy tác dụng rất lớn trong việc thu thuế hoạt động thương mại điện tử. Một là việc xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06. Công cụ thứ hai là trong Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 5 bộ, ngành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, và Ngân hàng Nhà nước phải chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Kết quả, năm 2023 ngành Thuế đã có trong tay dữ liệu của 929 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, 130 đơn vị viễn thông, quảng cáo, phát thanh truyền hình, tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và hơn 121 triệu cá nhân. Đây là một kho dữ liệu rất hữu ích để dần ngăn chặn tình trạng "ẩn danh trốn thuế" trên không gian mạng.
Không chỉ những DN, cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử ở trong nước kê khai, nộp thuế, mà những "ông lớn" kinh doanh xuyên biên giới như Google, Meta, Youtube, Tiktok cũng đã chủ động kê khai, nộp thuế trước khi bị cơ quan thuế gọi tên. Kể từ tháng 3/2022, ngành Thuế đã vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để hỗ trợ các chủ thể này thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế trực tiếp từ bất cứ đâu trên thế giới. Lũy kế đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế với số thuế trên 14,5 nghìn tỷ đồng.
Kết quả phân tích mô hình dựa trên phân tích nhân tố khám phá
Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha:
Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach Alpha thấp nhất là 0.855 (Mức phạt vi phạm) và cao nhất là 0.897 (Nhận thức thuế)
Kết quả phân tích EFA
Kiểm định tính thích hợp của EFA
Hệ số KMO = .914 và kiểm định Barlett có Sig. = .000 (< .05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Tại eigenvalue = 1.042 rút trích được 8 nhân tố và không có nhân tố mới nào được hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, phương sai trích được là 77,704%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.
Sau khi phân tích EFA các biến độc lập thì 27 biến quan sát này đã đảm bảo được tiêu chuẩn phân tích EFA (đạt yêu cầu), không có biến nào bị loại ở giai đoạn này.
Phân tích hồi quy:
- Kiểm định Wald: Kiểm định tất cả các biến đều có Sig < 0.05, cho thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy chung là trên 95%.
-Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus):
Với Sig. < 0.05, cho thấy mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%.
-Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: Mô hình có hệ số
R2 = 0,854
Mô hình với 8 biến độc lập như trên giải thích được 85.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Còn lại 14,6% sự biến thiên của các biến phụ thuộc do những biến khác ngoài mô hình.
-Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình: Tỷ lệ dự báo đúng trung bình của mô hình là 97,4%.
Từ kết quả hồi quy trên, ta thấy rằng, mức độ tác động của các nhân tố tới biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần như sau: Năng lực của cán bộ thuế (Beta = 2.269); Sự phức tạp của chính sách thuế (Beat = -1.852); Mức thuế suất đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến (Beta =-1.845); Nhận thức về về thuế (Beta = 1.280); Ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan quản lý thuế (Beta =0.784); Tình hình tài chính (Beta = 0.714); Công tác thanh kiểm tra thuế ( Beta = 0.692); Mức phạt khi vi phạm về thuế (Beta = 0.658).
Dự báo tác động của chính sách rút ra từ mô hình hồi quy:
Cụ thể, khi yếu tố công tác thanh kiểm tra thuế tăng lên 1 đơn vị thì xác suất để cá nhân có hoạt động kinh doanh trực tuyến tuân thủ thuế sẽ tăng lên 17,1%. Khi sự phức tạp của chính sách thuế tăng lên 1 đơn vị thì xác suất để cá nhân có hoạt động kinh doanh trực tuyến tuân thủ thuế sẽ giảm đi 45,4%.
Như vậy, mô hình này cho biết các cơ quan quản lý thuế cần tập trung nỗ lực vào yếu tố nâng cao năng lực của cán bộ thuế cũng như giảm bớt các thủ tục về kiểm tra, báo cáo thuế, và đưa ra mức thuế suất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến, nhằm đảm bảo nguồn thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến và có xu hướng thay thế dần hình thức kinh doanh truyền thống trước đây.
Thông qua các kiểm định có thể khẳng định, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến là (1) Năng lực cán bộ thuế (2) Sự phức tạp của chính sách thuế (3) Mức thuế suất đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến (4) Nhận thức về về thuế của cá nhân, DN kinh doanh trực tuyến (5) Ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan quản lý thuế (6) Tình hình tài chính của người nộp thuế (7) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế (8) Mức phạt vi phạm về thuế.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Ngọc Toản, (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, số 126(5A), tr. 77-88.
2. Đặng Thị Bạch Vân (2014), Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 16(26), tr59-63.
3. Lê Thị Ánh Tuyết (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của thực thi Hiệp định WTO đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Tạp chí Khoa học đại học Mở TP. HCM, số 11(2) tr.138-149.
4. Nelson Maseko (2014), The impact of personal tax knowledge and compliance costs on tax compliance behaviour of SMEs in Zimbabwe, Elite Research Journal of Accounting and Business Management Vol. 2(3) pp. 26 - 37.
5. Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 80.
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
7. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Nghiên cứu tình huống của Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Việt Hồng Anh (2016), Ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 168, tr.34-63.
9. Văn Công Tuân (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Tình huống nghiên cứu tại Chi cục Thuế quận 1, TP HCM), Đại học Kinh tế TP HCM.
ThS Bùi Đỗ Vân - Đại học Kinh tế Quốc dân
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container tốc hành TPHCM- Thượng Hải- Bờ Tây Hoa Kỳ

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia