Các khu công nghiệp đang để lộ "điểm yếu" về nguồn nhân lực
Ngành học "hot" chưa chắc đã có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai | |
Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu | |
Ngành nông nghiệp thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo |
Quang cảnh tọa đàm |
Chiều 6/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Quản lý nguồn nhân lực trong KCN: Thực trạng và giải pháp”.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hệ thống KCN tại Việt Nam hiện nay đang là điểm đến của hàng nghìn doanh nghiệp đến từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến cuối tháng 5/2021, trên địa bàn cả nước có 394 KCN và hàng nghìn cụm công nghiệp, thu hút hàng chục triệu lao động.
Tại một số địa phương, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn KCN, khu kinh tế chiếm khoảng trên 60% tổng thu ngân sách nhà nước.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, những con số nêu trên cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, có một lỗ hổng lớn cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất là xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong KCN.
Ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam chưa cao so với nhiều nước phát triển trong khu vực. Việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chưa triển khai nhiều. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn bất cập về ngành nghề, trình độ đào tạo, quy mô nhỏ,… Trong khi đó, những lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng chuyển dịch vào nước ta là công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện tử, thương mại điện tử, logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TPHCM cho hay, trong mấy năm đầu xây dựng nhà máy tại Việt Nam, điều mà Tổng giám đốc Công ty Intel lo lắng nhất là liệu đưa máy móc, trang thiết bị vào rồi, kỹ sư, công nhân viên Việt Nam có đảm đương nổi hay không. Vì thế, bằng nhiều giải pháp, Công ty này đã có trong tay đội ngũ 2.700 kỹ sư, kỹ thuật viên người Việt làm ra hàng tỷ USD, hàng tỷ sản phẩm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia và doanh nghiệp tại tọa đàm cũng chỉ ra thực tế là các KCN còn thiếu hụt các dịch vụ cho người lao động như phúc lợi xã hội, nhà ở cho công nhân, dịch vụ đào tạo… dẫn đến tình trạng nhiều KCN chưa thu hút được lao động vào làm việc.
“Các KCN của Việt Nam đang để lộ điểm yếu về quản lý nhân lực, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tinh thần và năng suất lao động. Vì sự lỏng lẻo trong quản lý, các KCN tại Việt Nam đã và đang phải trả giá khá đắt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khốc liệt”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.
Nói về khó khăn của mình, theo bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại An, Chủ đầu tư KCN Đại An (Hải Dương), nhiều quy định liên quan việc xây dựng KCN đã được đổi mới, luật hoá, tuy nhiên còn nhiều bất cập, khó khăn.
Chẳng hạn về nhà ở cho công nhân trong KCN, việc xây dựng bị chi phối bởi Luật Nhà ở, nhưng nhà ở cho công nhân còn phải bao gồm các thiết chế về y tế, khu hoạt động văn hoá… Vì thế, bà Phương cho hay, rất khó để kêu gọi nhà đầu tư KCN xây dựng nhà ở, chưa kể quy trình xây dựng nhà ở cho công nhân cũng còn dài dòng, bất cập.
“Chúng tôi 7 năm vừa qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề thủ tục xây dựng nhà ở cho công nhân”, bà Phương chia sẻ.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho rằng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong KCN có 2 áp lực. Thứ nhất là không có cơ chế cho sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường. Thứ hai là nguồn nhân lực hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, từ ứng dụng tin học văn phòng đơn giản cho đến vấn đề về thể chất.
Vì thế, các chuyên gia nhấn mạnh, phải có sự quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động, giải quyết hết những vướng mắc cho sự phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng lao động theo định hướng chuyển đổi số, tìm phương thức kết hợp giữa “nhà trường” với “nhà máy”…
Theo ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cần xây dựng mối quan hệ mật thiết hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, để người lao động làm việc với năng suất chất lượng hiệu quả, có kỹ năng nghề; các bên sử dụng lao động phải hợp tác gắn kết, đối thoại và thương lượng thiện chí với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của nhau.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics