Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra 3 thay đổi trong chiến lược chống dịch Covid-19
Không cách ly tập trung trẻ dưới 5 tuổi
Phát biểu tại buổi giao ban GS.TS Nguyễn Thanh Long thông báo 3 thay đổi trong chiến lược chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Tuấn Dũng |
Thứ nhất, thay đổi chiến lược gộp mẫu xét nghiệm. Theo đó, nếu như trước đây trong đợt dịch tại Đà Nẵng, Bộ Y tế cho phép gộp 5 mẫu trong một lần xét nghiệm.
Tuy nhiên, do nhu cầu cần xét nghiệm diện rộng tại Quảng Ninh và Cẩm Giàng (Hải Dương), Bộ Y tế cho phép có thể gộp 10-16 mẫu trong một lần xét nghiệm, gộp theo hộ gia đình, thậm chí có thể lên tới mẫu 16.
Nhóm mẫu nào có trường hợp dương tính sẽ lập tức cách ly toàn bộ gia đình và tiến hành lấy mẫu làm lại lần thứ 2 xác định ca dương tính.
"Nếu phát hiện mẫu gộp dương tính thì cách ly cả gia đình đó luôn, sau đó lấy mẫu xét nghiệm lại từng người để phân loại F0, F1", Bộ trưởng yêu cầu.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thay đổi thứ hai là trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được cách ly nghiêm ngặt tại nhà. Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần phải phân loại hai nhóm trẻ để thực hiện cách ly.
Nhóm trẻ dưới 5 tuổi có thể thực hiện cách ly tại nhà nghiêm ngặt do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và có điều kiện đi kèm như chỉ được một người trông; người trông phải có sức khỏe tốt và gia đình đó không có người già, không có bệnh lý nền. Việc này, Bộ Y tế hiện đã thực hiện tại Cẩm Giàng, Hải Dương và một số địa phương khác.
Với trẻ trên 6 tuổi trở lên, áp dụng mô hình phân kỳ cách ly tập trung. Trẻ sẽ được áp dụng cách ly tập trung trong bảy ngày đầu và lấy mẫu ngày 1, ngày 3 và ngày 7.
Khi trẻ có kết quả âm tính, trẻ sẽ được cách ly tại nhà theo quy định rất nghiêm ngặt với sự giám sát của chính quyền địa phương.
"Chính quyền địa phương là đơn vị cuối cùng quyết định cuối cùng việc cách ly tại nhà của trẻ. Việc này giúp các địa phương trong việc cách ly trẻ và giúp trẻ trở về nhà sau thời gian cách ly", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Thay đổi thứ ba là giải tỏa hàng hóa từ khu vực có dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay quan điểm Thủ tướng là không ngăn sông cấm chợ, lưu thông hàng hóa, vì vậy Bộ trưởng đề nghị các địa phương nếu đảm bảo công suất xét nghiệm có thể vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh thông qua kiểm soát chặt hàng hóa và người chuyên chở hàng hóa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý phải kiểm soát chặt hàng, người chở và người đi kèm. Bộ đã có hướng dẫn, tuy nhiên có điểm thay đổi là tất cả tài xế vận chuyển hàng hóa, người đi kèm phải làm xét nghiệm 2 ngày/lần, quá trình vận chuyển phải áp dụng các biện pháp chống dịch: đeo khẩu trang, mở cửa, không đóng kín, ghi chép lại hành trình, hạn chế tiếp xúc… Địa phương nào để dịch xảy do đối tượng này thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Ông Long đồng thời chia sẻ, nếu người dân mất thêm cái Tết nữa thì sẽ thêm khó khăn, nên phải thay đổi để vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa, vừa đảm bảo phòng dịch.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị Hải Phong là không nên “ngăn sông cấm chợ”, áp dụng biện pháp mạnh với các địa phương khác và cần đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Khẩn trương chống dịch
Về tình hình dịch ở Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thành phố đã triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Cơ quan chức năng đang tích cực truy vết tại địa điểm 88 Láng Hạ, nơi sinh sống của nữ nhân viên ngân hàng mắc Covid-19.
"Công suất xét nghiệm tại thành phố đã đáp ứng yêu cầu. Nếu quá tải, thành phố có thể gửi ngay mẫu lên các bệnh viện Trung ương để thực hiện nhanh xét nghiệm", ông Long chỉ đạo.
Về tình hình ở Hải Dương, qua điều tra dịch tễ, lãnh đạo Bộ Y tế nhận định các ổ dịch ở nhà máy POYUN là hoàn toàn mới. Xét nghiệm toàn bộ mẫu huyết thanh trên cộng đồng ở khu vực TP Chí Linh chỉ một vài mẫu dương tính, có trước khoảng 3-10 ngày. Điều này hoàn toàn đúng với dự đoán là nguồn dịch có từ ngày 15/1.
"Các cơ quan chức năng đã có những hành động sáng suốt, kịp thời khi phong tỏa Chí Linh. Mặc dù khả năng Hải Dương có sẽ thêm những ca mới, số lượng giảm đi so với thời gian vừa qua", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Do khu vực Cẩm Giàng (Hải Dương) có mối giao lưu tương đối phức tạp. Ca mới được phát hiện ở Điện Biên cũng xuất phát từ đây. Vì vậy, Bộ trưởng Y tế đề nghị Hải Dương phải áp dụng biện pháp mạnh với khu vực này.
Ngày 4/2, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận thêm 2 ca mới, có mối liên quan nhưng không rõ ràng. Chúng ta sẽ xét nghiệm quy mô rộng đối với Hạ Long. Đối với Cẩm Giàng, cơ quan chức năng cũng sẽ lựa chọn một số địa điểm để áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ổ dịch ở Gia Lai chủ yếu xuất hiện ở 4 huyện. Những ca mới ghi nhận trong 24 giờ qua cũng xuất phát từ 4 huyện này. Vì vậy, Bộ trưởng Y tế yêu cầu tỉnh Gia Lai cần nâng mức xét nghiệm, mỗi ngày 10.000 mẫu.
Về vấn đề xét nghiệm, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang thực hiện phương thức xét nghiệm gộp 5 mẫu. Tuy nhiên, ông đề nghị gộp mẫu nhiều hơn, có thể gộp người trong một gia đình, lên khoảng 15-16 mẫu.
Nếu có kết quả dương tính, cần cách ly toàn bộ gia đình đó, không phải mất nhiều thời gian xét nghiệm, sau đó lấy mẫu lần 2 để đưa đi cách ly.
Với tỉnh Điện Biên, sau khi phát hiện 6 ca Covid-19 vào ngày 6/2, lãnh đạo tỉnh này rất lo ngại vì vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, số lượng người lao động, sinh viên trở về tỉnh sẽ rất lớn.
Bên cạnh đó, diện tích tỉnh Điện Biên rộng, đồng bào dân tộc nhiều, năng lực xét nghiệm không đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế chi viện.
Trước tình hình này, ông Nguyễn Thanh Long chỉ đạo, ngoài 6 ca mắc, 4 người còn lại đang chờ kết quả thêm nhưng tất cả trường hợp này đều phải coi là ca nhiễm. Ngành Y tế đã xác định 414 trường hợp F1 và cần tăng cường truy vết kỹ hơn, tránh bỏ sót bệnh nhân.
"Điện Biên cần đẩy nhanh xét nghiệm với tất cả F1. Trong khi đó, F2 phải tự cách ly tại nhà. Về việc tỉnh đề nghị hỗ trợ, Bộ Y tế sẽ cử ngay đội chi viện xét nghiệm", ông Long cho biết.
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK