Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Thu ngân sách giảm, yêu cầu cấp thiết phải triệt để tiết kiệm chi
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn |
Thu giảm 12,5%
Trước ý kiến của đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) và đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) đề nghị Nghị định của Chính phủ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết chỉ áp dụng đối với đối tượng là các doanh nghiệp FDI, không áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ: Việt Nam ký trên 80 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước, tại Điều 24 của các Hiệp định quy định: không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia cấm phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước về thuế. Nguyên tắc đối xử quốc gia này được xác định tại Điều 3 Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch, Điều 17 Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ và Điều 3 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ đã thảo luận kỹ và Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020). |
Về dự toán NSNN năm 2020, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thu NSNN 10 tháng đầu năm đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và tác động của các chính sách miễn, giảm thuế, phí. Cụ thể, thực hiện thu NSNN 10 tháng đạt 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây.
Một số địa phương có số thu lớn, có điều tiết về NSTƯ nhưng thực hiện 10 tháng rất thấp như: Hà Nội 70,1%, TPHCM 64,8%, Vĩnh Phúc 60,8%, Đà Nẵng 56,4%, Quảng Nam 45,5%, Khánh Hòa 58,8%.
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá.
Kết quả 10 tháng đầu năm, đã thực hiện 48,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra hơn 436 nghìn hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế; kiến nghị xử lý 39.684 tỷ đồng; trong đó, thu NSNN 13.267 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.187 tỷ đồng, giảm lỗ 25.229 tỷ đồng. Đồng thời đã thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT và phạt 117 tỷ đồng. Trong 9 tháng cơ quan Thuế đã thu hồi được 20.292 tỷ đồng từ nợ đọng thuế từ năm 2019 chuyển sang.
Đối với đánh giá cả năm 2020, Bộ trưởng cho hay đã rà soát, làm việc rất kỹ với các địa phương.
"Trên cơ sở dự kiến tăng trưởng GDP 2-3% (so với kế hoạch 6,8%), chúng tôi báo cáo ước thu NSNN năm nay giảm khoảng 190 nghìn tỷ (12,5%) so với dự toán. Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn phải tăng chi phòng chống thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ thêm về an sinh xã hội", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng cũng đồng tình với đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) và một số đại biểu đề xuất rà lại dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 cần ưu tiên gói đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng bị thiệt hại nặng do thiên tai, bão lũ.
Trong điều kiện thu NSNN giảm, một số khoản chi phát sinh tăng lớn nên để đảm bảo cân đối NSNN, một mặt yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục tiết kiệm chi. Tới nay, đã cắt tối thiểu 70% công tác phí trong nước, nước ngoài, tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên ngoài lương và các khoản tiết kiệm khác (khoảng 17,4 nghìn tỷ đồng).
Mặt khác, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tăng bội chi NSNN năm 2020 khoảng 95 - 133,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bội chi khoảng 4,99 - 5,59% GDP. Nợ công ước khoảng 56,8 - 57,4% GDP.
Đánh giá chung năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng: "Việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và NSNN chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh nhưng nhờ dư địa tài khóa chúng ta tích lũy được qua 4 năm 2016 - 2019 do thực hiện tái cơ cấu lại NSNN, quản lý an toàn nợ công theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội nên chúng ta vẫn đảm bảo được yêu cầu chi tiêu cho các nhiệm vụ quan trọng, kể cả các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh, cho quốc phòng an ninh và đảm bảo nguồn cho đầu tư phát triển theo dự toán năm 2020 để kích cầu trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn tới đây. Đây có thể coi là điểm sáng của công tác tài chính – NSNN trong giai đoạn 2016-2020".
Dự toán chi năm 2021 giảm 60.000 tỷ đồng
Về dự toán NSNN 2021, trên cơ sở đánh giá sát khả năng thu của từng địa phương năm 2020, dự báo kinh tế thế giới, Chính phủ dự kiến dự toán thu ngân sách trên cơ sở GDP tăng 6%, lạm phát dưới 4%, giá dầu 45 USD/thùng.
Mặt khác, tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế-xã hội và NSNN không chỉ dừng trong năm 2020 mà sẽ còn sang năm 2021, thậm chí có thể một số năm tiếp theo.
"Trên cơ sở đó, sau khi làm việc với các địa phương, chúng tôi dự kiến tốc độ tăng thu nội địa từ sản xuất kinh doanh năm 2021 là 5,6% so với ước thực hiện năm 2020, là mức khá tích cực trong điều kiện còn nhiều rủi ro" - Bộ trưởng báo cáo.
Tuy nhiên, dự toán thu NSNN năm 2021 là 1,34 triệu tỷ đồng (giảm gần 170 nghìn tỷ so với dự toán năm 2020); tỷ lệ huy động vào NSNN là 15,5% GDP; trong đó, từ thuế phí là 13% GDP điều chỉnh (tương ứng 19,7% và 16,6% GDP chưa điều chỉnh).
Trước tình hình trên, để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội và kích cầu trong nước, Chính phủ đề xuất bội chi NSNN năm 2021 là 4% GDP (tương ứng là 5% GDP chưa điều chỉnh), tăng 1,5% so với dự toán 2020 (tăng thêm 109 nghìn tỷ đồng). Bội chi NSNN chỉ dành cho đầu tư phát triển (không dành cho chi thường xuyên). Khi đó nợ công 2021 là 46,1% GDP điều chỉnh (tương ứng 58,6% GDP chưa điều chỉnh).
Tổng hợp dự toán thu 2021 và bội chi 2021 thì tổng chi NSNN năm 2021 vẫn giảm khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Khi đó, chi thường xuyên năm 2021 giảm 56 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020.
"Vì vậy, yêu cầu trong năm 2021, như các đại biểu phát biểu, chúng ta phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; đồng thời, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Đến nay, đã chi khoảng 19 nghìn tỷ đồng cho các công tác phòng, chống và hỗ trợ người dân do đại dịch Covid-19 từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi từ năm 2019 chuyển sang. Đồng thời, NSNN cũng đã chi khoảng 12,5 tỷ đồng hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn châu Phi. Đối với công tác hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lũ: Chính phủ đã hỗ trợ 382 tỷ đồng cho 11 địa phương miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sạt lở đất; hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Đối với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên trong tháng 10/2020, bước đầu NSTƯ đã hỗ trợ 500 tỷ đồng cho 5 địa phương miền Trung; đồng thời, Chính phủ đang hoàn thiện cơ chế hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do tác động của thiên tai, mưa, bão, lũ gây ra trong tháng 10/2020 cho người dân một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, theo đó dự kiến NSTƯ sẽ phải hỗ trợ thêm cho các địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng (dự kiến NSTƯ hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng). |
Tin liên quan
Thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
10:34 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
18:30 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
09:57 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh sản phẩm sơmi rơmoóc từ Việt Nam
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
Ngành Hải quan phát động tham gia chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics