Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong bối cảnh ngân sách khó khăn
Công tác kiểm soát chi cũng được tăng cường. Ảnh: Thùy Linh |
Quyết liệt chống thất thu
Theo thống kê mới nhất, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 60,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 69,8% dự toán. Trong khi đó, nhu cầu chi ngân sách tăng lớn để đáp ứng cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội. Số chi ngân sách của 9 tháng đầu năm 2020 đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Do đó, khó khăn, áp lực làm tăng bội chi ngân sách là không tránh khỏi.
Trước bối cảnh đó, chính sách tài khóa càng phải được điều hành chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả hơn. Các cấp, các ngành siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường minh bạch trong thu, chi NSNN. Ngành Tài chính phối hợp với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu NSNN, quyết liệt thu hồi nợ thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại.
Trong 9 tháng đầu năm, để chống thất thu, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 52.048 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó, cơ quan Thuế đã thực hiện khoảng 48,98 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; kiểm tra khoảng 436,1 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách và giảm lỗ gần 39,68 nghìn tỷ đồng. Từ các hoạt động này, ngành Thuế kiến nghị thu vào ngân sách 13,27 nghìn tỷ đồng. Đến nay, số đã thu được là gần 6,7 nghìn tỷ đồng, đồng thời, xử lý thu hồi 20,29 nghìn tỷ đồng thuế nợ đọng từ năm trước chuyển sang.
Cơ quan Hải quan đã thực hiện 1.191 cuộc thanh tra, kiểm tra, chủ yếu là các cuộc kiểm tra sau thông quan, qua đó kiến nghị xử lý thu vào NSNN 952 tỷ đồng (đã thu nộp 931 tỷ đồng); đôn đốc, xử lý 254 tỷ đồng nợ đọng thuế; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 12.019 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan, xử lý thu 509,6 tỷ đồng.
Công tác quản lý chi NSNN tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, cấp bách; giảm chi thường xuyên 10% và giảm công tác nước ngoài 70%; đồng thời đã chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách và huy động nguồn lực từ xã hội.
Không chỉ siết các khoản chi, theo ông Đặng Ngọc Tuyến – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, việc quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công cũng được tăng cường. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành việc ban hành quy định về phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công và triển khai xây dựng tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp. Việc xác định số lượng xe ô tô được sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức và xử lý số xe dôi dư theo quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát danh mục mua sắm tập trung để sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc mua sắm tập trung tài sản công được thực hiện nghiêm túc và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Công tác cập nhật, chuẩn hoá dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được thực hiện tương đối đầy đủ. Tổng giá trị tài sản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được cập nhật đến nay là 1.398.748 tỷ đồng. Hạ tầng giao thông đường bộ đã cập nhật vào Danh mục tài sản là 54.136 tuyến đường. Công trình nước sạch nông thôn tập trung đã cập nhật là 15.275 công trình. Các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công đã thực hiện mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước để quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công.
Công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục đạt kết quả tốt. Việc thực hiện tinh giản biên chế trong các lĩnh vực và đổi mới khu vực sự nghiệp công đã góp phần giảm chi NSNN, tạo thêm nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Triệt để tiết kiệm
Cũng theo ông Đặng Ngọc Tuyến, bên cạnh những việc đã làm được, vẫn còn một số điểm cần khắc phục. Có thể kể đến như tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu hướng giảm, chủ yếu do thu từ dầu thô và xuất, nhập khẩu giảm nhanh. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, làm ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản công. Nguyên nhân chủ yếu là các quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo chưa được ban hành nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra, do số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích trụ sở chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp nhiều, chủng loại đa dạng, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu khác nhau nên việc tổng hợp, xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa được triển khai kịp thời.
Trong thời gian tới, để việc siết chặt chi quản lý, sử dụng tài sản công và NSNN hiệu quả, thực chất hơn, ngành Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các bộ, ngành, địa phương. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính nhấn mạnh: điều hành dự toán NSNN chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính - NSNN; quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, triệt để tiết kiệm toàn diện trên các nội dung chi. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng NSNN; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi, quản lý thu NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm sử dụng hiệu quả NSNN và tài sản công.
Ngoài ra, thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, công khai, minh bạch; kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất trụ sở cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới; quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; hoàn thành việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng; tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, đảm bảo từng bước có đầy đủ thông tin về tài sản công; thí điểm xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thực hiện các giao dịch về tài sản công trực tuyến.
Tin liên quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước
16:48 | 08/01/2025 Hải quan
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics