Bộ luật Lao động: Sửa theo hướng tích cực hơn
Các đại biểu QH đã tập trung bày tỏ chính kiến về quy định xác định tiền lương tối thiểu, mức trần thời gian của hợp đồng lao động, tuổi nghỉ hưu, chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ…
Bổ sung các nguyên tắc về tiền lương tối thiểu
Về tiền lương và mức lương tối thiểu, dự thảo Bộ luật đã có quy định mới về Hội đồng tiền lương Quốc gia (Điều 94) với thành phần đại diện của các bên thực hiện chức năng tư vấn, thẩm định, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về mức tiền lương tối thiểu, tham gia xây dựng chính sách tiền lương quốc gia…
Hội đồng quốc gia về tiền lương là cơ chế mới so với Bộ luật hiện hành, thể hiện được đặc trưng của quan hệ lao động, qua đó tiền lương được xem xét công khai, toàn diện hơn, phù hợp với thị trường lao động và xu hướng tiến bộ của các nước trên thế giới.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Bộ luật đã bổ sung các nguyên tắc đối với tiền lương tối thiểu theo tháng, tuần, ngày, giờ, được xác lập theo vùng, theo ngành và giao cho Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thị trường lao động, tình hình thực tiễn của từng ngành, nghề, loại công việc trong từng thời kỳ.
Theo đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh), mặc dù được quy định cụ thể hơn, nhưng cơ chế tiền lương chưa rõ. Ban soạn thảo cần nghiên cứu những biến động của chỉ số giá tiêu dùng, sau đó cân nhắc và điều chỉnh cụ thể để có cơ sở trình Chính phủ với mức độ phù hợp, tránh thiệt thòi cho người lao động. Ngoài ra, quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia cần có cơ chế làm việc cụ thể.
Đánh giá cao quy định về vấn đề này tại dự thảo Bộ luật, tuy nhiên đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) đề nghị cần phải quy định sát hơn về tiền lương và mức lương tối thiểu để tránh thiệt thòi cho người lao động. Đại biểu cho rằng, hiện nay mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người lao động mà thôi. Trong xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng, cần phải có phần bù lạm phát cho người lao động.
Làm thêm giờ bao nhiêu là đủ
Vấn đề làm thêm giờ quy định trong Bộ luật tại kỳ họp trước còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Ban soạn thảo trình QH 2 phương án để lựa chọn. Phương án thứ nhất là, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động tối đa không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong một ngày, 30 giờ trong một tháng và tổng số không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ tối đa không quá 300 giờ trong một năm. Phương án thứ hai là không quá 360 giờ một năm.
Tuy nhiên, tại kỳ họp này, hầu hết các ý kiến đều nghiêng về phương án thứ nhất, đó là không quá 300 giờ/năm. Nhiều đại biểu cho rằng, việc kéo dài thời giờ làm thêm là chưa phù hợp với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề của người lao động và giá trị sản phẩm tăng lên thì thời giờ làm việc phải giảm dần nhằm bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm mà chủ yếu là trong nhóm lao động phổ thông, nhóm ngành nghề thâm dụng lao động có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tính không đúng mức tiền lương của người lao động trong thực tế, giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Đáng chú ý, đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) nêu lên nghịch lý hiện nay, cán bộ công chức nghỉ 104 ngày, người lao động lại phải làm thêm 97 ngày, thì không hiểu tái tạo sức lao động và chăm sóc gia đình như thế nào, trong khi mục tiêu của chúng ta là tăng năng suất lao động, giảm giờ làm.
Đại biểu lưu ý, việc tăng thêm giờ chủ yếu là nhóm lao động phổ thông, cho nên cơ quan soạn thảo Bộ luật phải cân nhắc bởi người sử dụng lao động sẽ lách vào quy định đó để tận dụng công sức của người lao động.
Cân nhắc lựa chọn thiệt hơn từng ngày nghỉ cho người lao động, đại biểu Cù Thị Hậu cho biết, sẽ chọn phương án thứ nhất, vì như thế số ngày làm việc của người đã tăng 89,5 ngày và được nghỉ 14,5 ngày. Nếu so với phương án 2 thì ngày nghỉ của người lao động tăng thêm 7 ngày.
Vấn đề nghỉ thai sản của lao động nữ và tuổi nghỉ hưu nhận được hầu hết các ý kiến đồng tình của các đại biểu QH. Bởi dự thảo Bộ luật cơ bản đã sửa đổi theo hướng góp ý của các đại biểu QH tại kỳ họp trước. Lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng. Trong điều kiện hiện nay, nếu thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì Quỹ bảo hiểm xã hội có thể cân đối được. Bên cạnh đó, phương án này bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện sống và các nhóm công việc khác nhau, đề cao quyền lựa chọn của lao động nữ để phù hợp với công việc, cuộc sống của mình và bảo đảm được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.
Tuổi nghỉ hưu sẽ được giữ nguyên theo Bộ luật hiện hành, nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Với ý kiến duy nhất của đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội đề nghị xem xét lại, thì hầu hết các đại biểu tán đồng với phương án trên, vì nghỉ hưu phải được xem là quyền của người lao động, xứng đáng được nghỉ ngơi sau nhiều năm cống hiến, đặc biệt đối với lao động nặng nhọc, độc hại.
Minh Anh
Tin liên quan
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics