Facebook Twitter youtube Tiktok

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS

Trung Quốc đang dùng khái niệm “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” để thoát khỏi sự ràng buộc của UNCLOS nhằm độc chiếm Biển Đông.

bien dong trung quoc dang tim moi cach de ne tranh unclos

Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. Ảnh: AP.

Trung Quốc đang ồ ạt tiến hành việc cải tạo, xây đắp các bãi đá ở Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và luật pháp quốc tế, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng trên biển, cho dù với quy mô lớn, sẽ không giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền.

Lường trước phương án này bị phá sản, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”. Với kế hoạch này, Trung Quốc muốn loại trừ, thoát ra khỏi sự ràng buộc của Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); thay vào đó là những căn cứ “lịch sử” mơ hồ để độc chiếm Biển Đông.

Nhiều quốc gia ven Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với UNCLOS. Luật biển không cho phép yêu sách vùng biển dựa trên căn cứ “lịch sử” của một quốc gia đè xóa lên những vùng biển được hưởng một cách chính đáng. Nói cách khác, chủ quyền lịch sử cũng ... không thể loại trừ UNCLOS.

Những năm gần đây, thay vì căn cứ vào UNCLOS, Trung Quốc thường sử dụng cụm từ "bằng chứng lịch sử" để áp đặt yêu sách độc chiếm Biển Đông của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố, "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông và các đảo ở đây". Có thể nhận thấy ngay, cơ sở pháp lý của tuyên bố này không dựa trên UNCLOS vì chủ quyền của một quốc gia ven biển không được vượt quá giới hạn 12 hải lý.

Năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu các lô dầu khí nằm đối diện với bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, khu vực này nằm trong “vùng nước thuộc quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tuy nhiên, một phần của những lô này (BS16, DW 04) nằm ngoài vùng nước 200 hải lý tính từ bất cứ các đảo nào mà Trung Quốc yêu sách. Đây là yêu sách quyền tài phán vượt quá quy định của UNCLOS.

Nội luật của Trung Quốc cũng cho thấy rõ, nước này yêu sách vùng biển không dựa trên UNCLOS. Ví dụ, Luật Bảo vệ Môi trường Biển của nước này có phạm vi áp dụng: “các vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Đối chiếu với UNCLOS, không rõ khái niệm “các vùng biển khác” còn ám chỉ vùng biển nào nữa ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cụm từ này có thể diễn giải các vùng biển mà Trung Quốc cho rằng mình có quyền lịch sử,vv...

Rõ ràng, bên cạnh việc ra sức nguỵ tạo các căn cứ pháp lý, Trung Quốc còn có cách tiếp cận khác, sử dụng danh nghĩa lịch sử hoặc quyền lịch sử để thiếp lập một hiện trạng mới ở Biển Đông.

Những bằng các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, GS. Michael Yahuda, Trường Khoa học Chính trị và Kinh tế London (Anh) khẳng định, không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của Trung Quốc: “Tôi phát hiện một điều rất thú vị rằng, yêu sách của Trung Quốc dựa trên các chứng cứ lịch sử nhưng khi nghiên cứu kỹ thì sự thật lại là … không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của nước này ».

Tuy vậy, chúng ta vẫn hãy cùng xem liệu yêu sách vùng nước lịch sử hay quyền lịch sử của Trung Quốc có căn cứ trong luật pháp quốc tế hay không.

Một quốc gia có yêu sách lịch sử phải thông báo cho cộng đồng quốc tế về yêu sách đó để ít nhất các quốc gia khác có cơ hội phủ nhận bất kỳ sự ngầm công nhận mặc nhiên nào đối với yêu sách.

Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra yêu sách rõ ràng về “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”; gần như không có văn bản pháp luật, tuyên bố hay các phát biểu chính thức nào của nước này trước cộng đồng quốc tế về yêu sách lịch sử đối với phần lớn diện tích Biển Đông.

Ngôn từ “quyền lịch sử” trong Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này, dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, là một cụm từ mơ hồ, có mục đích cài cắm. Những từ ngữ này không tự sinh ra một yêu sách. Một số luật và quy định khác của Trung Quốc có đề cập đến “các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa” nhưng cũng không hề có bất cứ giải thích nào về bản chất, cơ sở hay là vị trí địa lý của quyền tài phán đó và các luật đó cũng không cho biết dựa vào đâu khi đề cập đến “yêu sách lịch sử”.

Việc Trung Quốc xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò” năm 1947 không phải là thông báo chính thức của một yêu sách biển. Xuất bản bản đồ chỉ ở trong nước bằng tiếng Trung không thể là một thông báo đủ rõ ràng để cộng đồng quốc tế có thể hiểu chính xác về yêu sách đó, kể cả nếu như trước đó, nước này đã từng khẳng định yêu sách.

Hơn nữa, phán quyết trong vụ tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali, Tòa án Quốc tế (ICJ) tuyên bố về sức mạnh pháp lý của bản đồ như sau: “Các bản đồ chỉ có giá trị cung cấp thông tin mà độ chính xác thay đổi theo từng vụ án; bản thân các bản đồ và chỉ riêng sự tồn tại của các bản đồ không thể thiết lập nên danh nghĩa chủ quyền mà phải là một tài liệu có hiệu lực pháp lý theo Luật Quốc tế về việc thiết lập các quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể đạt được hiệu lực pháp lý đó nhưng hiệu lực pháp lý đó không phải phát sinh từ chính giá trị bản đồ đó mà bởi các bản đồ đó gắn chặt ý chí của quốc gia hay các quốc gia liên quan. Ví như các bản đồ là phụ lục của một văn bản chính thức, cấu thành một bộ phận không thể tách rời của văn bản đó. Ngoại trừ trường hợp rõ ràng này, bản đồ chỉ là bằng chứng phụ với mức độ tin cậy khác nhau hoặc không đáng tin cậy được sử dụng cùng các bằng chứng gián tiếp khác để thiết lập hay khôi phục lại các sự kiện trên thực tế.”

GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa trọng tài thường trực Lahay khẳng định, chỉ riêng bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để có thể quyết định quy chế pháp lý của cả Biển Đông và các đảo trong đó: “Bản thân Trung Quốc cho đến giờ vẫn không đưa ra được cách giải thích hợp lý, hợp pháp về yêu sách của mình. Việc đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để bảo vệ chủ quyền của họ ở Biển Đông, cần phải có rất nhiều yếu tố khác để chứng minh quyền lịch sử”.

bien dong trung quoc dang tim moi cach de ne tranh unclos

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. Ảnh: Rappler.

Tuyên bố Lãnh hải năm 1958 của Trung Quốc cũng mẫu thuẫn với quan điểm cho rằng Trung Quốc đã yêu sách “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” đối với 80% diện tích Biển Đông. Tuyên bố này có đoạn viết, “biển cả” chia tách Trung Quốc đại lục và các đảo ven bờ với “tất cả các đảo khác của Trung Quốc”.

Cụm từ “biển cả” cho thấy rõ, Trung Quốc không xem các vùng nước chung quanh các bãi đá nửa nổi nửa chìm là vùng nước lịch sử. Khái niệm “biển cả” rất khác biệt về quy chế pháp lý so với các vùng biển mà các quốc gia được hưởng và không phải là đối tượng để một quốc gia có thể chiếm hữu hay độc quyền sử dụng. Đây là một nguyên tắc pháp lý đã được xác lập trong nhiều thế kỷ trước Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ John McCain của Mỹ cho rằng, tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc là không đúng sự thật: “Trung Quốc cho rằng, nước này có chủ quyền ở Biển Đông. Đó là tuyên bố không đúng sự thật. Khu vực này là vùng biển quốc tế.” Yêu sách này cũng không được UNCLOS công nhận!

Có hai điều khoản trong UNCLOS nhắc đến vịnh “lịch sử” (Điều 10) và danh nghĩa “lịch sử” (Điều 15). Nhưng các điều khoản này chỉ được áp dụng đối với các vịnh và các cấu tạo ven biển tương tự khác, không áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa hay biển cả. Như vậy, UNCLOS chỉ giới hạn yêu sách lịch sử cho vịnh và trong phân định lãnh hải. Rõ ràng, luật biển quốc tế hiện đại không công nhận lịch sử như là một căn cứ cho quyền tài phán.

Yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông có thể bao gồm cả các vùng biển cách xa các thực thể mà nước này yêu sách chủ quyền, và vì vậy phải chịu sự ràng buộc của các điều khoản trong UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và có thể là cả vùng biển cả. Bởi vì các điều khoản của UNCLOS liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và biển cả không bao gồm các ngoại lệ về quyền lịch sử, các điều khoản của UNCLOS sẽ có giá trị cao hơn bất cứ tuyên bố yêu sách lịch sử nào trong khu vực này. Theo đó, yêu sách lịch sử cũng không thể xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển hoặc các quyền tự do chung của tất cả các quốc gia.

Trong vụ kiện Vịnh Maine (1984), Viện Giải quyết Tranh chấp của Tòa án Công lý Quốc tế đã chỉ ra rằng, quốc gia ven biển có đặc quyền tài phán đối với hoạt động đánh cá bên trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó. Đặc quyền này có giá trị cao hơn những quyền hay việc sử dụng biển có từ trước đấy của các quốc gia khác trong vùng biển đó.

Có học giả Trung Quốc cho rằng, “danh nghĩa lịch sử” và “quyền lịch sử” không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, và do đó tiếp tục được điều chỉnh bằng các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế nói chung. Quan điểm này không phù hợp với luật pháp quốc tế và hoàn toàn sai về tính toàn diện của UNCLOS. UNCLOS đã đặt ra những quy chế pháp lý cho tất cả các bộ phận của đại dương. UNCLOS không cho phép một quốc gia nào viện dẫn “pháp luật quốc tế nói chung” như một căn cứ thay thế để biện hộ cho yêu sách vùng biển trái các quy định cụ thể trong UNCLOS.

Yêu sách của Trung Quốc được đưa ra trước khi có UNCLOS cũng không phải là căn cứ để vi phạm UNCLOS. Việc cho phép quốc gia vi phạm các điều khoản của UNCLOS bằng những yêu sách có từ trước khi quốc gia đó chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS là làm trái và tổn hại đến đối tượng và mục đích của UNCLOS. Một quốc gia yêu sách chủ quyền hơn 200 hải lý đối với lãnh hải vào thập niên 1950 không thể tiếp tục duy trì yêu sách đấy đến ngày nay.

Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không thể duy trì yêu sách vùng nước lịch sử hoặc các quyền lịch sử đối với các vùng biển quá xa so với bờ biển của họ. UNCLOS không cho phép những loại yêu sách như vậy. Ngoại trừ những câu chữ trong UNCLOS chấp nhận yêu sách lịch sử, như trong Điều 10 và Điều 15, còn lại các điều khoản trong UNCLOS có giá trị cao hơn các yêu sách lịch sử.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao cho biết: “Các nước trong khu vực và quốc tế đều thấy rất phi lý với khái niệm “vùng nước lịch sử” hoặc “quyền lịch sử” mà Trung Quốc lên tiếng, điều này vi phạm một cách trắng trợn các quyền và lợi ích chính đáng của các nước xung quanh Biển Đông và cản trở những hoạt động hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình hợp thức hóa nó bằng các hành động của mình thì đó là sự vi phạm trắng trợn và không thể đánh lừa được dư luận”.

Theo Lê Phúc/ Vov.vn

Tin liên quan

Sức bật từ Trung Quốc tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Sức bật từ Trung Quốc tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Theo nghiên cứu của Mỹ, mức tăng trưởng 5,3% của kinh tế Trung Quốc trong quý 1 năm nay là cao hơn nhiều so với mức mà kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản sẽ đạt được trong năm 2024.
Những “cơn gió ngược” cản đường kinh tế thế giới

Những “cơn gió ngược” cản đường kinh tế thế giới

(HQ Online) - Thâm hụt ngân sách quy mô lớn của Mỹ sẽ làm gia tăng lạm phát và có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
1,4 tấn cocaine trong container hàng hóa

1,4 tấn cocaine trong container hàng hóa

(HQ Online) - Hải quan Thụy Điển vừa thu giữ khoảng 1,4 tấn cocaine tại một cảng biển gần thủ đô Stockholm.
Yếu tố chi phối thị trường bất động sản châu Á

Yếu tố chi phối thị trường bất động sản châu Á

(HQ Online) - Một số thị trường bất động sản ở châu Á đã ghi nhận sự giảm sút mạnh về giá cũng như khối lượng giao dịch, nguyên nhân là do vấn đề lãi suất và mất cân đối cung cầu.
Tổng thống Nga có kế hoạch thăm Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ song phương

Tổng thống Nga có kế hoạch thăm Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ song phương

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ông có kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 5 tới trên tại một diễn đàn doanh nghiệp tại thủ đô Moskva, song không nêu thời điểm cụ thể.
Pháp: Châu Âu cần xây dựng chiến lược phòng thủ mạnh hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ

Pháp: Châu Âu cần xây dựng chiến lược phòng thủ mạnh hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ

Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Nút thắt quan trọng của ngành vận tải toàn cầu

Nút thắt quan trọng của ngành vận tải toàn cầu

(HQ Online) - Theo Quỹ nghiên cứu quan sát viên (ORF), eo biển Bab al-Mandab, phía Nam Biển Đỏ hiện là một điểm tắc nghẽn trong hành lang hàng hải Bờ Đông Bắc Mỹ (ECNA), nối châu Á với các cảng phía Đông Bắc Mỹ qua châu Âu.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Mặc dù mức độ biến động về tỷ giá giữa đồng baht và đồng USD cao, nhưng xu hướng thay đổi của đồng baht vẫn phù hợp với các đồng tiền khác trong khu vực.
Kinh tế Đức tiếp tục phát đi tín hiệu phục hồi

Kinh tế Đức tiếp tục phát đi tín hiệu phục hồi

Tâm lý kinh doanh tại Đức tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Tư, giữa lúc thị trường ngày càng kỳ vọng nền kinh tế hàng đầu châu Âu này đang trên đà phục hồi.
Hải quan Malaysia thu giữ 87,8 kg ma túy trong quý I/2024

Hải quan Malaysia thu giữ 87,8 kg ma túy trong quý I/2024

(HQ Online) - Cục trưởng Hải quan Hoàng gia Malaysia, ông Norizan Yahya cho biết, mới đây, trong ba tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan Hoàng gia Malaysia đã thu giữ 87,8 kg ma túy trị giá gần 2,6 triệu Ring Git Malaysia tại Bang Sarawak (Malaysia).
Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường EU và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.
Cuba và Liên minh châu Âu thảo luận về hợp tác và năng lượng tái tạo

Cuba và Liên minh châu Âu thảo luận về hợp tác và năng lượng tái tạo

Đại diện Cuba và EU thảo luận về phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là khả năng cạnh tranh và khả năng tiếp cận của quốc gia Caribe đối với các cơ chế tài chính trong lĩnh vực này.
Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á

Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á

(HQ Online) - Chỉ số USD đã tăng trở lại vào ngày 16/4 (giờ địa phương) lên trên 106,5 - mức cao nhất trong 5 tháng liên tiếp sau khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết thể chế này có thể duy trì mức lãi suất hiện tại trong thời gian cần thiết nếu lạm phát cao hơn vẫn tiếp diễn.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Dấu ấn chuyển đổi số, cải cách thủ tục ở Hải quan Thành phố mang tên Bác

Dấu ấn chuyển đổi số, cải cách thủ tục ở Hải quan Thành phố mang tên Bác

Xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin là trọng tâm trong cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan, Cục Hải quan TPHCM xác định doanh nghiệp làm trung tâm xây dựng và triển khai các kế hoạch này và đã tạo được những dấu ấn quan trọng.
Đảm bảo công tác dự báo, phối hợp điều hành giá mặt hàng thiết yếu

Đảm bảo công tác dự báo, phối hợp điều hành giá mặt hàng thiết yếu

Từ đầu năm 2024, không ít dự báo cho rằng, áp lực lạm phát có thể đến từ việc điều chỉnh tăng lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục… cùng đà tăng giá của các mặt hàng thiết yếu.
Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng

Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng

Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước năm nay diễn ra trong một bối cảnh mới với nhiều kỳ vọng tích cực khi Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
VPBank muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT

VPBank muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT

VPBank đang muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT, nâng tỷ trọng đóng góp của các mảng khác như chứng khoán, bảo hiểm…
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024 có 36 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 98,3 triệu USD.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng

Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng

Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước năm nay diễn ra trong một bối cảnh mới với nhiều kỳ vọng ...
Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch

Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch

Năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) tuyển sinh đào tạo ngành thiết kế vi mạch, bán dẫn giúp giải ...
Đưa vào hoạt động đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn-Đà Nẵng

Đưa vào hoạt động đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn-Đà Nẵng

Đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng (SE21/22) với nhiều tính năng mới, tiện nghi cùng dịch ...
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học ...
Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo chủ chốt

Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn đã công bố các quyết định phân công, điều động, ...
Lừa đảo mất tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến"

Lừa đảo mất tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến"

Hiện nay, chiêu trò thao túng tâm lý, lừa đảo cài đặt ứng dụng chứa mã độc trên điện thoại ...
Dấu ấn chuyển đổi số, cải cách thủ tục ở Hải quan Thành phố mang tên Bác

Dấu ấn chuyển đổi số, cải cách thủ tục ở Hải quan Thành phố mang tên Bác

Xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin là trọng tâm trong cải cách thủ tục, hiện ...
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 4/2024 (từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 4/2024 (từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 4/2024 (từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024) có các tin chính sau:
Hải quan Hữu Nghị: Tích cực tạo thuận lợi cho hàng hoá thông quan nhanh chóng

Hải quan Hữu Nghị: Tích cực tạo thuận lợi cho hàng hoá thông quan nhanh chóng

Để đảm bảo hàng hoá cho DN được thông quan nhanh chóng, Hải quan Hữu Nghị đã bố trí CBCC, ...
Nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Sau gần 2 năm triển khai, Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ ...
Hải quan làm thủ tục cho trên 900 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái trong ngày đầu nghỉ lễ

Hải quan làm thủ tục cho trên 900 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái trong ngày đầu nghỉ lễ

Trên 900 tờ khai xuất khẩu đã được Đội Thủ tục hàng hóa xuất khẩu- Chi cục Hải quan cửa ...
Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan ...
Bắt giam nhiều giám đốc doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép

Bắt giam nhiều giám đốc doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép

Cơ quan điều tra xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây đưa vào sử dụng trong ...
Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Các đối tượng thành lập 250 công ty "ma", lập hộp thư điện tử giả để lừa đảo, chuyển trái ...
Phạt 4 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

Phạt 4 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

4 cơ sở kinh doanh trên 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu đã bị xử ...
Thanh niên Hải quan Quảng Trị tuyên truyền vận động quần chúng phòng chống tội phạm ma túy

Thanh niên Hải quan Quảng Trị tuyên truyền vận động quần chúng phòng chống tội phạm ma túy

Đây là lần đầu tiên Đoàn thanh niên Hải quan phối hợp với Đoàn Thanh niên xã A Ngo tổ ...
6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Cục Hải quan Hải Phòng và Bộ đội Biên phòng Hải Phòng phối hợp với các lực lượng chức năng ...
Tạm giữ 31 tấn đường Thái Lan trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Tạm giữ 31 tấn đường Thái Lan trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Theo thông tin từ Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên, đơn vị này đang tạm giữ 31 tấn ...
VPBank muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT

VPBank muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT

VPBank đang muốn giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của FE CREDIT, nâng tỷ trọng đóng góp của các ...
4 tháng đầu năm, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại

4 tháng đầu năm, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ...
Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào EU tác động mạnh tới doanh nghiệp Việt

Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào EU tác động mạnh tới doanh nghiệp Việt

Từ 3/6/2024, các DN logistics, chuyển phát nhanh, giao nhận vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt… liên ...
Thương vụ bán 6,5% vốn của Vietcombank kỳ vọng hoàn thành từ nay đến 2025

Thương vụ bán 6,5% vốn của Vietcombank kỳ vọng hoàn thành từ nay đến 2025

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dự kiến dùng toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức và ...
Doanh nghiệp Nhật Bản và Long An hợp tác phát triển thương mại

Doanh nghiệp Nhật Bản và Long An hợp tác phát triển thương mại

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama, Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ, ...
BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

ĐHĐCĐ BIDV đã thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ năm 2024 lên mức hơn 70.624 tỷ ...
Nghiên cứu để phân loại thống nhất thiết bị đeo tay thông minh

Nghiên cứu để phân loại thống nhất thiết bị đeo tay thông minh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ các thuộc tính của ...
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh kho bãi, địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hải quan

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh kho bãi, địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hải quan

Nhiều DN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện ...
Tháo gỡ bất cập từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Tháo gỡ bất cập từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đang có nhiều quy định chưa rõ ràng, ...
Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, như tiến ...
Có được cộng hay trừ khoản tiền thưởng vận chuyển liệu trong trị giá hải quan?

Có được cộng hay trừ khoản tiền thưởng vận chuyển liệu trong trị giá hải quan?

Đó là thắc mắc của Công ty TNHH Triều An QN về việc kê khai trị giá hải quan hàng ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Việc nhận biết các lỗi thường gặp để thực hiện đúng quy định, phòng ngừa rủi ro, hạn chế sai ...
IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA kỳ vọng tăng trưởng năm 2024 là “một năm kỷ lục” khi trong quý 1/2024, doanh số ô tô ...
Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Hyundai Care Day 2024 sẽ được Hyundai Thành Công (HTV) tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. ...
Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 4 cả nước nhập khẩu ...
Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Siêu xe McLaren 750S đã chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm thương mại ...
Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa đưa ra thị trường mẫu xe Hyundai Stargazer X.
Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc điện Trung Quốc đã bổ sung 716.000 cột sạc từ tháng ...
Phiên bản di động