Nghiên cứu để phân loại thống nhất thiết bị đeo tay thông minh
Qua rà soát cơ sở dữ liệu phân loại, Tổng cục Hải quan nhận thấy một số mặt hàng thiết bị đeo tay thông minh hiện được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan ở nhiều mã số khác nhau, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về phân loại.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng thiết bị đeo tay thông minh (còn được biết đến với tên gọi là “đồng hồ thông minh”) là các thiết bị được trình bày ở dạng đeo tay, có mặt hiển thị bằng quang điện tử, có hoặc không tích hợp màn hình cảm ứng, có khả năng kết nối (ghép đôi) với các thiết bị khác như điện thoại thông minh, máy tính bảng (sau đây gọi chung là các thiết bị có khả năng ghép đôi với thiết bị đeo tay thông minh là “thiết bị chủ”)... thông qua giao thức bluetooth.
Ảnh minh họa. |
Căn cứ theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC; Chú giải chi tiết HS 2022; Tuyển tập các ý kiến phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), sản phẩm thiết bị đeo tay thông minh được phân loại vào nhóm 85.17 là các sản phẩm có cấu tạo gồm thiết bị được thiết kế để đeo trên cổ tay và hoạt động bằng pin, có khả năng thu nhận và truyền tải dữ liệu thông qua phương thức bluetooth, được gắn với 1 màn hình cảm ứng, có thể tích hợp các linh liện cảm biến hoặc đo lường như: cảm biến con quay hồi chuyển, gia tốc kế, cảm biến nhịp tim... Một khi đã được ghép đôi với thiết bị chủ, thiết bị có khả năng thực hiện một số chức năng gồm: hiển thị thông tin ngày và giờ, nhận thông báo từ thiết bị chủ; có thể có hoặc không có các chức năng báo thức, bấm giờ, ghi âm, thực hiện chức năng chơi nhạc, camera của thiết bị chủ. Đồng thời, thực hiện được các tính sau như: thực hiện và nhận cuộc gọi thông qua thiết bị chủ và/ hoặc nhận cuộc gọi thông qua thiết bị chủ, có khả năng nhận và gửi tin nhắn SMS.
Bên cạnh đó, sản phẩm thiết bị đeo tay thông minh được phân loại vào nhóm 91.02 khi không ghép đôi với thiết bị khác, thiết bị có thể sử dụng được các tính năng: Hiển thị ngày giờ và hoạt động như đồng hồ bấm giờ. Thực hiện một số chức năng đo lường như: Đo nhịp tim, theo dõi số bước đã thực hiện.
Đối với thiết bị có thể được ghép đôi với thiết bị khác thông qua bluetooth hoặc USB để có thêm các tính năng như: Xây dựng chương trình hoạt động thể thao; nhận thông báo của điện thoại mà không có khả năng trả lời; đo chất lượng giấc ngủ.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, tại điểm a khoản 6 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan nêu rõ: Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có hiệu lực tối đa không quá 3 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
Đối chiếu với các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện có 19 thông báo xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành đối với các mặt hàng thiết bị đeo tay thông minh đã hết hiệu lực.
Do đó, để đảm bảo việc phân loại được thống nhất, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố không tra cứu, sử dụng các thông báo kết quả xác định trước mã số (tại tệp đính kèm này) trong công tác nghiệp vụ.
Đồng thời, nghiên cứu kỹ các thuộc tính của mặt hàng thiết bị đeo tay thông minh làm thủ tục XNK tại đơn vị, đối chiếu hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật, thực tế hàng hóa XNK kết hợp với các tài liệu hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để phân loại theo đúng quy định.
Tin liên quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dàn lạnh FCU
14:37 | 22/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK