Biden và “đòn năng lượng" mạo hiểm
Nga sẵn sàng gặp ba bên với Ukraine và Cơ quan Năng lượng quốc tế | |
Một năm cầm quyền của Tổng thống Biden và "sự trở lại của nước Mỹ" | |
Khủng hoảng năng lượng khiến công nghiệp nặng châu Âu điêu đứng |
Mỹ đã tuyên bố ngừng nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga. |
Theo báo trên, việc biến một đòn bẩy chủ lực của Nga đối với nền kinh tế thế giới thành vũ khí chống lại thái độ hiếu chiến và độc đoán của Moscow là một phương án mới mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra khi tuyên bố đình chỉ nhập khẩu dầu, khí đốt và than của Nga. Chắc chắn, ông Biden đã phải rất cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định.
Tổng thống Biden biết rằng viễn cảnh thảm họa mà cú sốc năng lượng toàn cầu gây ra sẽ dẫn đến việc các nước phải đẩy nhanh các chính sách độc lập về năng lượng và quá trình chuyển đổi theo hướng sử dụng nhiên liệu sạch hơn cho hoạt động của nền kinh tế. Thế nhưng, khi nói với người dân Mỹ rằng “việc bảo vệ tự do sẽ có một cái giá phải trả”, ông cũng đã nhận thức rất rõ sức ép tiềm ẩn từ phe đối lập bảo thủ, người tiêu dùng và ngành công nghiệp dầu mỏ trong bối cảnh bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ đang tới gần.
Quá trình độc lập và chuyển đổi về năng lượng không diễn ra chóng vánh, chiến dịch quân sự ở Ukraine và xung đột lợi ích với Nga chỉ là thêm một lý do để buộc các nước liên quan đẩy nhanh hơn quá trình này. Ban đầu, kịch bản về một lệnh cấm vận năng lượng đối với Nga là điều cấm kỵ trong danh mục những biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moscow. Giờ đây, vấn đề này đã được đề cập liên tục trong các cuộc tranh luận tại Mỹ những ngày qua. Vấn đề này đã nhận được sự ủng hộ từ tất cả các phía và đã nhanh chóng được giới vận động hành lang về năng lượng hóa thạch và các nghị sĩ đảng Cộng hòa biến thành một thứ công cụ, chiểu theo tam giác phức hợp gồm những biện hộ về đạo đức, kinh tế và cả những lập luận cơ hội chính trị thuần túy. Trước đó, phát ngôn viên Jen Psaki của chính quyền Biden còn khẳng định rằng Mỹ “không có lợi ích chiến lược trong việc giảm cung cấp năng lượng toàn cầu” và rằng lệnh cấm nhập khẩu dầu khí của Nga có thể “lấp đầy túi của Tổng thống Putin” vì nó làm tăng giá dầu và khí đốt mà Nga bán được.
Cho tới trước ngày 7/3, Tổng thống Biden vẫn chưa có quyết định mặc dù đã có những cuộc đàm thoại hàng giờ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Olaf Scholz về các lựa chọn cần xem xét trong lĩnh vực năng lượng. Sự phụ thuộc của Mỹ và các đồng minh vào nguồn nhập khẩu năng lượng của Nga là rất khác nhau. Trong khi phần lớn nhu cầu năng lượng của EU luôn phụ thuộc vào Nga thì trong năm 2021, lượng dầu thô nhập từ Nga chỉ chiếm chưa đến 8% nhu cầu của Mỹ - nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới.
Chứng nghiện dầu lửa và đặc biệt là khí đốt Nga là nguyên nhân khiến EU luôn tỏ thái độ ngập ngừng trước đề xuất của Washington. Bởi vậy, mặc dù tiếp tục muốn duy trì một mặt trận thống nhất với Mỹ trong việc ban hành các biện pháp trừng phạt Moscow, nhưng trước đó Brussels đã không thể hưởng ứng đòn chí mạng mà Tổng thống Biden có thể tung ra với Putin, nhất là khi Đức và các nước Đông Âu còn chưa biết phải xoay xở nguồn cung như thế nào để có thể thay thế hầu hết lượng dầu, khí nhập từ Nga. Khi Biden đưa ra quyết định cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, hậu quả là nhãn tiền và không ai có thể nghĩ tới khi nhìn vào niêm yết giá nhiên liệu tại các trạm bán lẻ ở Mỹ. Còn 6 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đỉnh điểm lạm phát ở Mỹ đã xuất hiện với con số chưa từng có trong suốt 4 thập kỷ (7,5% trong một năm), đe dọa nghiêm trọng sức nặng kinh tế của cường quốc này.
Tin liên quan
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK