Khủng hoảng năng lượng khiến công nghiệp nặng châu Âu điêu đứng
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa đến phục hồi tăng trưởng kinh tế tại châu Âu |
Trong bối cảnh giá điện liên tục đạt những mức cao kỷ lục mới, các lĩnh vực công nghiệp ở châu Âu đang phải chịu ngày càng nhiều áp lực, nhất là công nghiệp sản xuất kim loại và phân bón. Aluminum Dunkerque Industries France, nhà sản xuất nhôm lớn nhất châu Âu, đã phải giảm sản lượng trong hai tuần vừa qua. Công ty khai khoáng Nyrstar thuộc tập đoàn kinh doanh hàng hóa Trafigura cũng sẽ tạm ngừng sản xuất kẽm tại Pháp vào đầu tháng 1/2022, trong khi nhà sản xuất phân bón Azomures phải tạm thời ngừng mọi hoạt động.
Cuộc khủng hoảng năng lượng này tại châu Âu nghiêm trọng tới mức giá khí đốt tại khu vực này đã tăng hơn 800% và giá điện tăng 500%. Tình hình đang trở nên khó khăn hơn khi Nga quyết định giảm bớt lượng khí đốt xuất khẩu tới châu Âu bất chấp những tháng lạnh nhất của mùa Đông tại khu vực này đang tới gần. Thực trạng này khiến nền công nghiệp châu Âu đứng trước nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả lâu dài trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan trên toàn châu lục.
Công nghiệp sản xuất nhôm là ngành công nghiệp luyện kim tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Giá điện tăng vọt tại châu Âu đã buộc Aluminum Dunkerque phải giảm 3% sản lượng. Tại Montenegro, nhà máy luyện kim KAP có thể sẽ bị cắt điện vào cuối năm 2021 nếu cơ sở này không chấp nhận trả tiền điện trong năm tới cao hơn đáng kể so với hiện tại. Giá nhôm đã tăng hơn 40% trong năm 2021 và nhu cầu sử dụng nhôm tại khu vực châu Âu vẫn đang tăng, nhưng biên lợi nhuận của ngành đang bị giảm do giá điện ở mức cao. Theo giá điện trung bình tại Pháp, để sản xuất 1 tấn nhôm có giá 2.800 USD/tấn thì cần tiêu thụ một lượng điện có mức chi phí lên tới 11.000 USD.
Chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Nhà sản xuất phân bón lớn số một Romania là Azomures - công ty con của công ty kinh doanh ngũ cốc Ameropa (Thụy Sỹ) - cho biết các cơ sở của họ đã phải ngừng hoạt động và người nông dân sẽ không thể mua được phân bón của họ với mức giá cao ngất ngưởng. Chuyên gia cảnh báo tình hình hiện tại sẽ gây ảnh hưởng đến giá lương thực không chỉ ở các nước châu Âu, mà cả rất nhiều nước trên toàn thế giới. Trước tình hình này, trong số 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU), 20 nước đã bắt đầu đưa ra những chính sách nhằm giúp đỡ người tiêu dùng và hộ gia đình chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất.
Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu dự kiến sẽ trầm trạng hơn trong năm 2022 do thời tiết lạnh hơn và Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) buộc phải dừng hoạt động của một số lò phản ứng. Vào đầu tháng 1/2022, Pháp sẽ mất đi 30% sản lượng điện hạt nhân; điều này có thể làm gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt, than và thậm chí là dầu cho những nhu cầu tiêu thụ điện dù là nhỏ nhất. Nếu như tình trạng gián đoạn nguồn cung hay thời tiết lạnh giá tiếp tục xảy ra trong quý 1/2022, các nhà xưởng sẽ buộc phải đóng cửa. Quyết định này chắc chắn không thể thay đổi, vì chính phủ không thể để người dân phải chịu lạnh và bị mất điện.
Tin liên quan
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics