Bệ đỡ từ các chính sách an sinh xã hội
Phát huy vai trò nhân dân trong thực hiện chính sách an sinh xã hội | |
Hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội |
Chính phủ đã dành nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Ảnh: T.Bình |
“An sinh để an dân”
An sinh xã hội cùng với phòng, chống dịch và phát triển kinh tế là ba trụ cột chính để phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19: Các bộ, ngành kịp thời tham mưu, cảnh báo và đề xuất thực hiện các biện pháp không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, phục hồi nhanh và ổn định thị trường lao động; chủ động nghiên cứu, đề xuất với Trung ương, Quốc hội và Chính phủ các biện pháp và chính sách phục hồi và đảm bảo an sinh xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nhờ đó chỉ trong thời gian vài tháng, với điều kiện rất khó khăn trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội, việc thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, dư luận xã hội, người lao động, người sử dụng lao động đồng tình cao.
Theo báo cáo từ Bộ LĐ-TB&XH, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP của cả nước lên đến 74.102 tỷ đồng, hỗ trợ 43,77 triệu lượt người dân, người lao động và gần 742 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Qua đó, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, làm tốt các chính sách “an sinh để an dân”.
Dịch bệnh ảnh hưởng khiến các doanh nghiệp mong chờ có những chính sách hỗ trợ thiết thực, cụ thể từ Chính phủ, chính quyền địa phương. Chính sách giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 1% về mức 0% là một khoản hỗ trợ không nhỏ đối với Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ông Han Chul Joon, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng cho biết, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, chúng tôi rất cám ơn sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Nam đối với cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Hiện tại tổng số lao động của Công ty là hơn 7.000 người, số tiền 3,6 tỷ đồng giảm đóng Bảo hiểm thất nghiệp là một khoản tài chính không nhỏ giúp Công ty có điều kiện phục hồi sản xuất. Nguồn tài chính này giúp cho chúng tôi có nguồn vốn để duy trì sản xuất, ổn định hoạt động, chống đứt gãy chuỗi sản xuất và hơn nữa sẽ tạo nguồn quỹ để phòng chống Covid-19.
Ngoài ra, Chính phủ còn xuất cấp gạo cứu đói cho người dân, huy động nguồn lực xã hội hóa to lớn của các tổ chức, cá nhân, cùng hàng triệu “túi an sinh” để hỗ trợ người dân trong dịch bệnh. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, Chính phủ đã dành nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các chính sách hỗ trợ thực sự thiết thực, kịp thời, ý nghĩa và tạo được niềm tin sâu rộng trong nhân dân.
Mọi chính sách đều hướng về người dân và doanh nghiệp
Đứng ở góc độ người lao động, bà Đường Thị Tú Anh (công nhân của Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng) cho rằng, cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, vì thế, người lao động rất vui vì Nhà nước đã quan tâm và có thêm sự hỗ trợ. Có thêm khoản hỗ trợ nào dù ít hay nhiều, đối với người lao động đều là khoản hỗ trợ đáng quý, để chúng tôi trang trải những khó khăn trước mắt.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh Covid-19 có thể còn tiếp diễn với những diễn biến khó lường trong năm 2022 - 2023 nhưng với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao, các nước (trong đó có Việt Nam) sẽ chuyển sang “trạng thái bình thường mới”.
Để bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi sản xuất, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, việc làm. Cụ thể, duy trì lực lượng lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm tăng trưởng, tăng cường các biện pháp giữ chân người lao động đang làm việc, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
“Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn tới”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Do tác động của đại dịch Covid-19 đã có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh gây ra nguy cơ thiếu hụt lao động cho khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã thông qua các Nghị quyết ban hành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê, ở trọ, có quan hệ lao động, làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.
Đánh giá về gói hỗ trợ trên, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, đây là chính sách nhân văn và rất phù hợp trong điều kiện hiện nay, nó đảm bảo cho những người lao động có quan hệ lao động, đang thuê nhà hoặc là đang ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc là vùng kinh tế trọng điểm được hỗ trợ trực tiếp; qua đó thì người sử dụng lao động cũng được hưởng lợi từ chính sách này.
Đối với người lao động thì họ sẽ có một khoản tiền nhất định để ổn định cuộc sống, nhất là hỗ trợ cho họ có nơi ở và từ đó động viên, khuyến khích họ quay trở lại làm việc, cũng như an tâm làm việc. Còn đối với người sử dụng lao động thì chính sách này giúp cho người lao động quay trở lại và làm việc tốt hơn, yên tâm hơn và có thể giải quyết cung cầu lao động, nhất là hiện nay, trên thị trường lao động có rất nhiều doanh nghiệp đang còn thiếu hụt người lao động.
Tất cả những việc làm trên đã thể hiện sự quyết tâm ngăn chặn những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội đối với mọi người dân, theo đúng phương châm để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam.
Tin liên quan
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí có “tác dụng kép” thúc đẩy nền kinh tế
15:14 | 31/12/2024 Tài chính
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục gánh vác sứ mệnh lớn lao đối với dân tộc
13:05 | 03/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền bước vào Kỷ nguyên mới
18:39 | 29/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
17:32 | 28/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
08:41 | 27/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
08:11 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cho một mùa Hoa
13:41 | 25/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Bình Dương thông quan trên 10,5 triệu USD hàng hóa trong dịp Tết
Hải quan Lạng Sơn tiếp nhận và xử lý gần 3.500 bộ tờ khai trong dịp Tết Ất Tỵ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm việc với Tổng cục Hải quan dịp đầu Xuân
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
Làn sóng ôtô Trung Quốc trở lại Việt Nam: Cơ hội hay cuộc đổ bộ nhất thời?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics