Bão lũ đi qua
“Miền Trung /Bao giờ em về thăm /Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt /Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ/Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/Không ai gieo mọc trắng mặt người”.
Những câu thơ về miền Trung của nhà thơ Hoàng Trần Cương, có gì đó là sự day dứt khôn nguôi của những người con miền Trung khi nhớ về quê hương mình, về dải đất đòn gánh hai đầu, có thứ “đặc sản” gió Lào và bão lũ dồn dập.
Nhưng trong thời điểm này, không chỉ những người con miền Trung đau đáu nhìn về quê nhà mà người dân cả nước đang cùng dõi theo, cảm thông, chia sẻ người dân dọc các tỉnh dọc miền Trung đang gồng mình khắc phục thiệt hại to lớn do bão lũ gây ra.
Bão chồng bão. Sau bão là lũ. Lũ chồng lũ.
Mới đây thôi, giữa tháng 9, cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri), với sức gió 12-13, sau 6 tiếng quần thảo các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm 8 người chết, gần 200.000 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng, đổ sập, thiệt hại về tài sản hơn 11.000 tỷ đồng.
Sau cơn bão số 10 chưa đầy 2 tháng, miền Trung lại oằn mình gánh cơn bão khác. Cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) còn kinh khủng hơn nhiều về sức tàn phá.
Tính đến 17 giờ ngày 8/11, bão số 12 và mưa lũ đã làm 106 người chết, 26 người mất tích; 1.484 nhà sập đổ; 119.222 nhà tốc mái, hư hỏng; 7.990 ha lúa bị ngập; 14.559 ha rau, hoa màu bị ngập, thiệt hại; 24.942 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại; giao thông bị chia cắt…
Chắc chắn những con số thống kê thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra sẽ chưa dừng lại ở đó.
Rõ ràng, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường. Dù chúng ta đã tích cực phòng chống nhưng không ngăn cản được sức tàn phá kinh khủng của thiên tai.
Bão lũ đi qua, điều gì là bài học kinh nghiệm được rút ra để có thể phòng chống tốt hơn?
Có lẽ, tâm lý chủ quan, như lời của một người dân Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, rằng “30 năm qua chưa thấy cơn bão nào vào Khánh Hòa”, dẫn đến thiếu sự chủ động phòng tránh từ người dân, là lý do chính dẫn đến thiệt hại lớn về người. Hay việc các tàu hàng nằm ở ngoài phao số 0 ở vùng biển Bình Định khi bão đến khiến tàu đắm, người chết, mất tích, là câu hỏi day dứt cần sớm được trả lời.
Sau bão, mưa lũ lại là một hiểm họa nữa khiến thiệt hại nhân lên nhiều lần.
Ở đây, không thể không nói đến công tác dự báo, dù rằng dự báo cũng chỉ là… dự báo mà thôi, nhưng thông tin dự báo nếu chính xác hơn, sát hơn với diễn biến của bão, lũ sẽ giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại. Chính Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV tuần rồi đã thừa nhận, thiệt hại mưa lũ vừa qua do dự báo “chưa chủ động, chưa chính xác”.
Thiệt hại do bão lũ không thể không nói tới “nhân tai”, khi diện tích rừng tự nhiên ngày càng ít đi. Nếu như trước đây rừng còn đủ các tầng thực vật giúp giữ nước thì nay không còn nữa. Khi mưa lớn lập tức mang lại mối hiểm nguy với lũ ống, lũ quét. Mưa lớn dồn nước về các hồ thủy điện, về lý thuyết các hồ có chức năng cắt lũ, nhưng khi lượng mưa quá lớn, nước về hồ quá nhanh, buộc phải xả lũ để giữ an toàn hồ đập, khiến sức nước nhanh hơn, mạnh hơn, gây thiệt hại ở vùng hạ du.
Rất cần có một kế hoạch tổng thể cho những vùng hay phải gánh chịu bão lũ như tìm kiếm các mô hình xây nhà kiên cố có phương án tránh bão lũ; các chính sách bảo hiểm nông nghiệp thiết thực để hỗ trợ nhà nông khi lâm cảnh trắng tay; chính sách giãn nợ cho các hộ nông dân đang vay vốn ngân hàng...
Bão lũ đi qua, người dân cả nước lại nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, với những đợt quyên góp về vật chất nhằm sẻ chia khó khăn cho đồng bào chịu thiệt hại về thiên tai. Những chuyến xe mang theo cả tấm lòng của người dân cả nước lại lăn bánh nặng trĩu hàng cứu trợ. Điều này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, bao nhiêu đợt bão lũ xảy ra gây thiệt hại lớn là bấy nhiêu đợt chúng ta tổ chức quyên góp, ủng hộ. Đã đến lúc cần phải lập quỹ có tính chất hỗ trợ người dân gặp thiên tai, quỹ này được quyên góp quanh năm. Từ số tiền này biến thành những nhu yếu phẩm tối cần thiết cho bà con chịu thiệt hại, tránh trường hợp “no dồn đói góp”, có thể dư hàng hóa cứu trợ ở vùng này mà sót vùng khác.
Bão lũ đi qua, cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Vấn đề trọng nhất lúc này là dồn lực khắc phục hậu quả để ổn định đời sống, phòng tránh dịch bệnh và để trẻ em sớm được cắp sách đến trường.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK