Băn khoăn cơ chế chi của Quỹ Bảo vệ môi trường cho hoạt động tái chế, xử lý chất thải
![]() |
Cần có các tiêu chí rõ ràng để tránh phát sinh cơ chế “xin-cho” trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ. Ảnh: ST |
Băn khoăn về mục đích sử dụng quỹ
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, DN sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì có trách nhiệm tái chế và xử lý chất thải. Về trách nhiệm tái chế, DN phải tự mình tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động tái chế trong trường hợp không tự mình tổ chức tái chế. Đối với trách nhiệm xử lý chất thải, DN phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổ trưởng Tổ soạn thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải cho biết, nguồn tài chính đóng góp từ nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc xử lý chất thải. Việc hỗ trợ sẽ tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích, tuyệt đối không sử dụng cho mục đích khác ngoài tái chế, xử lý chất thải.
“Nguồn tài chính này sẽ góp phần quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam và giúp giải quyết vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn” – ông Hùng cho biết.
Ông Hùng cũng thông tin, đến nay, các nhà sản xuất, nhập khẩu đã đóng góp được khoảng 500 tỷ đồng vào Quỹ và số tiền này sẽ được giải ngân ngay sau khi Thông tư được ban hành để hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội DN sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam cho biết, Dự thảo Thông tư quy định chi phí quản lý, điều hành văn phòng EPR Việt Nam bao gồm 11 loại chi phí, trong đó chỉ có 1 loại chi phí là được dùng vào việc hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải. Trong khi có tới 10 loại chi phí khác như mua sắm tài sản, truyền thông, giao dịch, đối ngoại, hội thảo, hội nghị, chi hỗ trợ cho đảng bộ, đoàn thể…, đều sử dụng từ khoản đóng góp của DN cho tái chế sản phẩm, bao bì, xử lý chất thải. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản tài chính đóng góp của DN được sử dụng vào các mục đích không liên quan trực tiếp đến tái chế, xử lý chất thải. Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ môi trường, khoản đóng góp tài chính này chỉ sử dụng cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và không sử dụng vào các mục đích khác.
Do đó, ông Dũng cho rằng việc Dự thảo Thông tư cho phép sử dụng các khoản đóng góp của doanh nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì vào các mục đích khác như trên là hoàn toàn trái nguyên tắc, đi ngược lại và không thống nhất với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Ông Dũng cho biết thêm, nội dung này đã được 12 hiệp hội ngành hàng kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 10/2022 nhưng nên nay vẫn chưa được tiếp thu, chỉnh sửa.
Cần cơ chế giám sát
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cũng đặt vấn đề rằng Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường có quy định văn phòng giúp việc cho Hội đồng EPR làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Tuy nhiên, trong Dự thảo Thông tư lại quy định văn phòng EPR quốc gia là đơn vị sự nghiệp công, tự chủ về biên chế và tài chính, lương thưởng như người trong biên chế. Theo bà Chi, quy định của Dự thảo Thông tư là không phù hợp.
Các DN cũng băn khoăn về cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Văn phòng EPR bởi Dự thảo Thông tư chỉ có một số quy định về văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR trong khi chưa có quy định cụ thể nào về Hội đồng EPR. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giám sát sử dụng. Cụ thể, ông Dũng kiến nghị thành phần của Hội đồng EPR nên có ít nhất 1 đại diện của các Hiệp hội DN trong nước cho mỗi ngành hàng chủ lực của kinh tế Việt Nam và 1 đại diện của các Hiệp hội DN nước ngoài, vì đây là 2 nguồn đóng góp tài chính chủ yếu. Ngoài ra còn còn có 1 đại diện đơn vị tái chế, 1 đại diện đơn vị xử lý chất thải và 1 đại diện của VCCI với tư cách là tổ chức xã hội để theo đúng Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Ông Dũng cũng lo ngại về các quy định trong Dự thảo Thông tư về quản lý và sử dụng khoản đóng góp của DN. Cụ thể, các khoản hỗ trợ đều theo cơ chế xin-cho, trong khi các tiêu chí xét duyệt hỗ trợ, mức hỗ trợ chưa được quy định rõ ràng và không có quy định thời hạn phải giải ngân khoản đóng góp của doanh nghiệp để tái chế sản phẩm, xử lý chất thải.
Theo đó, ông Dũng kiến nghị cần quy định quy trình xin hỗ trợ và xét duyệt mức hỗ trợ làm online trên hệ thống dịch vụ công quốc gia, các địa phương không phải ra Hà Nội nộp hồ sơ giấy. Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam cũng kiến nghị Dự thảo Thông tư cần quy định cụ thể hơn các tiêu chí lựa chọn và quy trình xét duyệt, giải ngân để để đảm bảo sự minh bạch, công bằng cho các đối tượng được hỗ trợ, tránh phát sinh cơ chế “xin-cho” trong quá trình thực hiện sau này.
Theo các DN, hiện nay nhiều loại bao bì, sản phẩm, chất thải có thể tái sử dụng và mang lại lợi nhuận, thị trường tái chế bao bì, sản phẩm, xử lý chất thải rất sôi động, có nhiều công ty tham gia. Chỉ một số loại khó tái chế, khó xử lý và không mang lại lợi nhuận mới cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của doanh nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường nên tập trung vào các chính sách thúc đẩy phát triển để thị trường này vận hành hiệu quả, đồng thời thiết lập cơ chế kiểm soát có sự tham gia rộng rãi của các hiệp hội ngành hàng chủ lực để đảm bảo đóng góp của DN được sử dụng rõ ràng, minh bạch, đúng mục đích như Luật Bảo vệ môi trường đã nêu.
Tin liên quan

Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
18:16 | 22/10/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế

Sẽ trình Chính phủ các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trước 10/5
20:06 | 04/05/2024 Kinh tế

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc
22:04 | 02/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025
21:17 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”
18:40 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra
18:36 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel khôi phục liên lạc, hỗ trợ người dân và đoàn cứu hộ tại Myanmar
10:10 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ
09:50 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Ngày 31/3: Vàng miếng và nhẫn vượt mốc 100 triệu đồng/lượng
15:11 | 31/03/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản có cơ hội đón nhiều làn sóng đầu tư
09:37 | 29/03/2025 Nhịp sống thị trường

Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Phước An ký kết hợp tác chiến lược phát triển logistics toàn diện
09:34 | 29/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới
09:30 | 28/03/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Tập đoàn Thành Công vận hành nhà máy sản xuất ô tô thứ tư tại Việt Nam
12:50 | 27/03/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel Construction đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
20:39 | 26/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn hàng hải
14:04 | 26/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Từ 31/3/2025, nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế

TPHCM hỗ trợ người dân, doanh nghiệp quyết toán thuế

Hải quan khu vực XI tích cực triển khai nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới

Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chi cục Thuế khu vực XIV vận hành ổn định

Thuế khu vực III triển khai quy trình quản lý thuế theo tổ chức bộ máy mới

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Đến 15/3, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 162 tỷ USD

7 thị trường nhập khẩu tỷ đô của Việt Nam trong tháng đầu năm

Tháng đầu năm có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô

Manh mối lần ra "xưởng sản xuất ma túy" lớn nhất Việt Nam

Quảng Trị: Thu giữ 130kg pháo vận chuyển trái phép

Hình ảnh xưởng sản xuất ma túy lớn nhất từ trước đến nay vừa bị triệt phá

Phá vụ sản xuất trái phép ma túy quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay

Hàng loạt doanh nghiệp tại Bình Dương nợ tiền thuế lớn

Điểm mặt doanh nghiệp nợ thuế XNK tại Đồng Tháp

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Chi cục thuế khu vực VII hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế

Dự kiến giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hoá

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS
