ASEAN phụ thuộc nhập khẩu lương thực
EU, ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh để phát triển chuỗi cung ứng | |
Việt Nam đứng đầu ASEAN về doanh nghiệp logistics được Hoa Kỳ cấp phép | |
Kết quả đạt được của Việt Nam trong cộng đồng Kinh tế ASEAN |
ASEAN thu hoạch được hơn 190 triệu tấn gạo năm 2020 |
Cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy sự phụ thuộc của nhiều quốc gia ASEAN vào nhập khẩu lương thực và thức ăn chăn nuôi, cũng như việc ASEAN thiếu chiến lược điều phối để sản xuất lương thực. ASEAN cần giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu để giảm tác động của những biến động thị trường toàn cầu đối với an ninh lương thực của khu vực.
Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn. Ban Thư ký ASEAN ước tính ASEAN đã nhập khẩu 61 tỷ USD hàng hóa nông nghiệp từ bên ngoài ASEAN trong năm 2020. Các quốc gia ASEAN là một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và nhập khẩu một lượng đáng kể đậu tương và ngô.
Điều này phản ánh việc sản xuất thực phẩm chính của ASEAN không đủ. Các quốc gia thành viên ASEAN có sự khác biệt lớn về năng lực sản xuất gạo, lúa mì, đậu tương, ngô, dầu thực vật và chăn nuôi. Năm 2020, ASEAN sản xuất được 46 triệu tấn ngô, 735.000 tấn đậu tương và 113.400 tấn lúa mì. Sản lượng ngô của ASEAN đáp ứng khoảng 75% nhu cầu của khu vực vì sản lượng tương đối thấp so với các nước xuất khẩu ngô lớn ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu.
ASEAN sản xuất ít hơn 1/10 nhu cầu đậu tương của mình. Sản xuất đậu tương của ASEAN tập trung ở Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Từ năm 2018-2019, các nước thành viên ASEAN đã nhập khẩu khoảng 7,5 triệu tấn đậu tương để làm thức ăn gia súc và thực phẩm. Đậu nành có giá trị USD lớn nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nhập khẩu nào của ASEAN và nhập khẩu vượt quá sản xuất địa phương với tỷ lệ 10:1.
ASEAN chiếm 15% nhập khẩu lúa mì toàn cầu trong năm 2021. Nhập khẩu lúa mì vượt quá sản lượng ở ASEAN với tỷ lệ khổng lồ là 244:1. Phần lớn lúa mì nhập khẩu là từ Ukraine, do đó, xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu lúa mì sang Đông Nam Á và khiến giá tăng đột biến.
Gạo là lương thực chính duy nhất mà ASEAN sản xuất thặng dư. Năm 2020, ASEAN trồng 48 triệu ha lúa, thu hoạch được 191 triệu tấn gạo. Sản xuất lúa gạo chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất canh tác ở ASEAN. Nhưng nhiều nước ASEAN vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn, trong đó Indonesia và Philippines nhập khẩu nhiều nhất.
Trong năm 2020, các nước ASEAN đã nhập khẩu 76,5% lượng gạo của họ từ các nước thành viên ASEAN khác. Các nước ASEAN rõ ràng cần làm việc cùng nhau và phát triển một chiến lược phối hợp để giảm sự phụ thuộc của khu vực vào nhập khẩu lương thực. Tăng sản lượng gạo có thể cho phép khu vực trở thành nhà xuất khẩu gạo ròng, củng cố vị thế của mình trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực khác.
Một sáng kiến toàn ASEAN có nguồn lực tốt có thể tăng khả năng phục hồi nguồn cung lúa mì, đậu tương và ngô của khu vực. Điều này sẽ cho phép ASEAN tận dụng đa dạng sinh học và các loài thực vật bản địa chưa được sử dụng để giảm sự phụ thuộc vào các loại cây lương thực và thực phẩm nhập khẩu.
Tin liên quan
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics