APEC khẳng định tinh thần đoàn kết và trách nhiệm
Malaysia chủ trì Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27 |
Tuần lễ cấp cao APEC 27 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, đặt ra nhiều thách thức đối với hợp tác đa phương nói chung và APEC nói riêng. Kinh tế thế giới đang suy thoái và mặc dù có dấu hiệu phục hồi song chưa thể quay lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng. Các nước cũng phải cùng lúc đối phó với khủng hoảng "kép" về kinh tế, an sinh-xã hội, môi trường.... do những tác động sâu rộng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Năm 2020 cũng là dấu mốc quan trọng của hợp tác APEC, kết thúc 25 năm triển khai các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Đây cũng là thời điểm rà soát kết quả triển khai nhiều chương trình hợp tác dài hạn và nhất là xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020 với những định hướng hợp tác chiến lược dài hạn trong hai thập niên tới.
Trong lần thứ hai đăng cai Hội nghị cấp cao APEC, nước chủ nhà Malaysia đã chọn chủ đề cho năm 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên gồm: Xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; Cải thiện thương mại và đầu tư; Bao trùm, Kinh tế số và Bền vững sáng tạo, trong đó các sáng kiến thúc đẩy chương trình nghị sự về kinh tế và công nghệ số là nội dung được các thành viên đặc biệt quan tâm.
Từ nhiều năm qua, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC vẫn đang hướng đến mục tiêu hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), đồng thời cho rằng FTAAP có thể được hiện thực hóa qua những bước đi trung gian như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Chính vì vậy, nhiều thành viên đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hiệp định RCEP vừa được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan do Việt Nam chủ trì, góp phần thúc đẩy thương mại tự do và mở dựa trên luật lệ cũng như tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Trong năm nay, Việt Nam tham gia và đóng góp trong các hoạt động đa phương nói chung và APEC nói riêng với vị thế ngày càng gia tăng nhờ đảm nhận thành công các trọng trách đa phương quan trọng, như vai trò Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại các hội nghị APEC lần này, Việt Nam cũng đưa ra nhiều đề xuất quan trọng nhằm phối hợp kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tăng cường kết nối, bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng, cải cách cơ cấu, kinh tế số nhằm phục hồi kinh tế và nâng cao tính tự cường trước những khủng hoảng và "cú sốc" trong tương lai. Trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đang tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC, thúc đẩy để các hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.
Trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 hoành hành, hơn bao giờ hết các thành viên APEC cần đề cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cùng chung tay đóng góp để châu Á - Thái Bình Dương sớm vượt qua các thách thức hiện nay và tiếp tục dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Đây cũng chính là kinh nghiệm mà Việt Nam chia sẻ khi đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, bởi chính tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng vượt lên những thách thức trong năm 2020 và tiếp tục tiến lên phía trước.
Tin liên quan
Thử thách và cơ hội đối với Chủ tịch ASEAN 2025
07:37 | 08/12/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics