Áp lực lạm phát đè nặng các ngân hàng trung ương châu Á
Theo tờ Nikkei Asia, đa số các ngân hàng trung ương châu Á đi theo hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ lại có động thái ngược lại.
Các nước tăng lãi suất
![]() |
Người dân mua sắm tại một đại lý bán lẻ ở Seoul, Hàn Quốc ngày 20/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN |
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 25/8 đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên 2,5% để kiềm chế lạm phát vốn dự kiến sẽ đứng ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Đây là lần thứ bảy liên tiếp BoK tăng lãi suất cơ bản trong 15 tháng với tổng cộng mức tăng 2 điểm phần trăm tính từ lần tăng đầu tiên là tháng 8/2021. Mới đây nhất, hồi tháng 7, BoK đã tăng lãi suất với mức tăng lớn là 0,5 điểm phần trăm.
BoK đã điều chỉnh lại dự báo lạm phát cho năm 2022 từ 4,6% đưa ra trước đó lên 5,2%. Đây là mức dự báo cao nhất kể từ khi BoK đưa ra thống kê dự báo lạm phát vào năm 1998.
Thống đốc BoK Rhee Chang-yong cho biết ưu tiên của chính sách tiền tệ là chống lạm phát, song nếu tăng lãi suất quá nhanh và mạnh có thể làm tăng gánh nặng nợ hộ gia đình cũng như khiến tăng trưởng kinh tế đang phục hồi sau đại dịch bị hạ nhiệt quá mức.
Theo ông Rhee, lạm phát có thể sẽ duy trì trong khoảng 5-6% cho đến đầu năm 2023, song đà tăng giá có thể sẽ đạt đỉnh nhanh hơn dự đoán trước đó một phần nhờ giá dầu thô trên thị trường giảm gần đây. Đề cập chính sách tiền tệ trong những tháng tới, ông Rhee cho biết Ngân hàng trung ương sẽ duy trì chủ trương tăng lãi suất "từng phần" tức bước tăng theo quý thay vì tăng bước lớn nhằm trách cú sốc cho thị trường.
Quan chức đứng đầu BoK cho rằng trong bối cảnh hiện tại, nhiều ý kiến đồng thuận rằng việc nâng lãi suất lên mức 2,75-3% vào cuối năm là "hợp lý."
Trước đó, ngày 23/8, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã tăng lãi suất điều hành lần đầu tiên trong gần 4 năm qua trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng. BI đã quyết định tăng lãi suất repo nghịch đảo kỳ hạn 7 ngày từ mức 3,5% lên 3,75%, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 11/2018 – thời điểm lãi suất điều hành đứng ở mức 6%.
Tỷ lệ lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đã tăng từ mức 4,35% hồi tháng 6 lên mức 4,94% vào tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015 và cao hơn mức mục tiêu 2-4% của BI do tác động của cuộc xung đột Ukraine.
Thống đốc BI Perry Warjiyo cho hay quyết định tăng lãi suất điều hành “là một biện pháp ngăn chặn và hướng tới tương lai nhằm giảm thiểu nguy cơ gia tăng lạm phát lõi”.
Ngày 22/8, Ủy ban Tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Israel (BoI) 8 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức 2%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2002.
Quyết định trên được đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát đang tăng cao ở quốc gia Trung Đông này. Lạm phát tại Israel đạt trung bình 5,2% trong vòng 12 tháng qua, là mức cao nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Đây là quyết định tăng lãi suất lần thứ tư của BoI kể từ tháng 4/2022. Chỉ số giá tiêu dùng ở Israel trong tháng 7/2022 cũng tăng tới 1,1% - cao hơn mức dự báo, khiến lạm phát hàng năm tăng hơn 2% và thuộc nửa cao hơn trong ngưỡng mục tiêu của BoI là 1-3%.
Ngày 10/8, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần 4 năm để chống lại lạm phát gia tăng mạnh, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi.
Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoT đã nhất trí tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75%. Lần cuối cùng BoT nâng lãi suất cơ bản là vào tháng 12/2018 và đã duy trì ở mức thấp kỷ lục 0,5% kể từ tháng 5/2020.
Theo Thư ký MPC Piti Disyatat, lạm phát tại Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian tới. MPC đánh giá rằng chính sách tiền tệ đặc biệt được thực hiện để đối phó với đại dịch COVID-19 đã trở nên ít cần thiết hơn.
Áp lực từ lạm phát ở Thái Lan đã tăng lên trong thời gian qua, với tỷ lệ lạm phát toàn phần đạt 7,61% trong tháng 7, gần bằng mức cao nhất trong 14 năm ghi nhận trong tháng 6 là 7,66%. Điều đó đã buộc Bộ Thương mại nước này phải nâng dự báo lạm phát trung bình năm 2022 từ khoảng 4 - 5% đưa ra trước đó lên khoảng 5,5 - 6,5%. BoT vẫn duy trì dự báo lạm phát hàng năm ở mức 6,2%.
Ngày 5/8, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng và đồng nội tệ suy yếu.
Cụ thể, lãi suất chủ chốt đã tăng lên mức 5,4%, mức được ghi nhận lần gần đây nhất vào tháng 8/2019.
Quyết định trên được đưa ra 3 tháng sau khi RBI kích hoạt chu kỳ siết chặt tiền tệ mạnh tay.
Phát biểu trên truyền hình, Thống đốc RBI Shaktikanta Das chỉ ra rằng "những cú sốc liên tiếp" đối với nền kinh tế thế giới đang để lại hậu quả, với việc lạm phát tăng cao và tăng trưởng giảm tốc. Điều đáng ngạc nhiên là lạm phát cao trên toàn cầu lại xảy ra đồng thời với tình trạng phi toàn cầu hóa về thương mại. Đại dịch COVID-19 và xung đột đã kích thích xu hướng phân hóa lớn hơn.
Ấn Độ vừa vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và nằm trong số những nước có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất, nhưng hiện phải đối mặt với giá cả ngày càng tăng vì giá các mặt hàng thế giới đều tăng cao. Trong các tháng 1- 4/2022, lạm phát giá tiêu dùng liên tục cao hơn mức mục tiêu 2-6% của nước này, và tăng lên tới 7,79% vào tháng 4 rồi giảm xuống còn 7,01% trong tháng 6.
Ngày 2/8, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), quyết định nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên ngưỡng 1,85%.
Mức tăng này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đưa ra mục tiêu lạm phát từ 2-3% vào năm 1990, RBA đã tăng lãi suất bốn tháng liên tiếp và đây cũng là giai đoạn RBA có tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất trong gần 30 năm qua.
Trong tuyên bố sau cuộc họp Hội đồng quản trị RBA tháng 8/2022, Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết hành động tăng lãi suất là cần thiết, trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông tiết lộ lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới, tuy nhiên quy mô và thời điểm tăng sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế thực tế và dựa trên đánh giá của Hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ giảm lãi suất
![]() |
Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Trái lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 15/8 đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính lần thứ hai trong năm nay.
PBoC cho biết họ giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với các khoản vay cơ sở trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm trị giá 400 tỷ nhân dân tệ của một số tổ chức tài chính. Đồng thời, PBoC cũng cắt giảm chi phí đi vay với biên độ tương tự, từ 2,1% xuống còn 2%.
Trước đó vào tháng 1/2022, PBoC đã điều chỉnh giảm cả hai tỷ lệ lãi suất trên khoảng 10 điểm cơ bản.
Các nhà kinh tế và nhà phân tích tin rằng giới chức Trung Quốc muốn hỗ trợ nền kinh tế trì trệ bằng cách cho phép mở rộng khác biệt chính sách với các nền kinh tế lớn khác – những nước đang tăng mạnh lãi suất.
PBoC cho hay động thái của họ nhằm giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào ở mức hợp lý.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ quý II/2022, PBoC nhắc lại rằng họ sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng và giữ thanh khoản dồi dào ở mức hợp lý, đồng thời theo dõi chặt chẽ những thay đổi về lạm phát ở trong và ngoài nước.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã gây sốc khi hạ lãi suất ngày 18/8, dù lạm phát gần 80%.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ gây sốc cho các thị trường khi hạ lãi suất hôm 18/8, bất chấp lạm phát tại đây tiến sát 80%. Lãi suất tại nước này được giảm từ 14% xuống 13%.
Trước đó, giới phân tích dự báo Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ nguyên lãi suất nên động thái trên khiến các thị trường ngạc nhiên.
Trước đó, tháng 9/2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, thay vì nâng, khi giá cả đang tăng tốc.
Tin liên quan

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng
20:50 | 14/07/2025 Nhịp sống thị trường

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục
11:43 | 10/07/2025 Nhịp sống thị trường

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số
09:56 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hải quan nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy

Cưỡng chế 2 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Hải quan khu vực XVI tiếp nhận 4 đơn vị ở địa bàn Tuyên Quang

(INFORGRAPHICS): Ông Phạm Chí Thành làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực V

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khẳng định vai trò trong cải cách hành chính

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Chính sách thuế đối với cơ sở giáo dục công lập

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản
