Ấn tượng xuất nhập khẩu năm 2018 qua các con số 10 tỷ USD
![]() |
Tỷ trọng kim ngạch XNK theo châu lục trong năm 2018. Biểu đồ: T.Bình
9 thị trường, nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ USD”
Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan đưa ra dựa vào dữ liệu khai báo trong quá trình làm thủ tục hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Cán cân thương mại năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD.
Năm 2018, số lượng thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên của Việt Nam vẫn là 4 gương mặt quen thuộc: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dù số lượng chưa tăng thêm nhưng quy mô kim ngạch ở 4 thị trường chủ lực này tăng lên đáng kể.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,525, tăng 5,934 tỷ USD so với năm 2017 (năm 2017 đạt 41,591 tỷ USD), tương đương tốc độ tăng trưởng gần 14,3%, chiếm tỷ trọng tới 19,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2018 là một sự khởi sắc đáng kể, bởi đó không chỉ là con số tăng cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 13,2%) mà còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chỉ hơn 8% của năm 2017 so với năm 2016.
Ở chiều ngược lại, năm 2018 cũng ghi nhận tốc độ tăng trường nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng mạnh. Cụ thể, nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa từ Hoa Kỳ đạt trị giá 12,753 tỷ USD, tăng tới 36,4% so với năm 2017 (năm 2017 đạt 9,349 tỷ USD). Tuy nhiên, với quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn gấp gần 4 lần nhập khẩu từ Hoa Kỳ nên dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách nhập siêu từ nước ta. Năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục được nâng lên con số gần 35 tỷ USD so với kết quả hơn 32 tỷ USD của năm 2017.
Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD, tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017 (năm 2017 đạt 35,404 tỷ USD), với tốc độ tăng trưởng 16,6%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn có tốc độ tăng trưởng và con số tuyệt đối tăng thêm vào hàng lớn nhất trong năm 2018. Dù vậy, năm 2018 cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh về kim ngạch khiến gạo, thủy sản, dầu thô bị rơi khỏi danh sách các nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” sang Trung Quốc và nước ta chỉ còn 10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” sang thị trường nay.
Các thị trường còn lại là Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2017 (năm 2017 đạt 16,859 tỷ USD); Hàn Quốc đạt 18,204 tỷ USD tăng 22,8% (năm 2017 đạt 14,819 tỷ USD). 3,358
Như vậy, cả 4 thị trường xuất khẩu chủ lực đều đạt được mức tăng trưởng hai con số và giúp trị giá tăng thêm hàng tỷ USD/thị trường. Với tổng kim ngạch 125,847 tỷ USD, 4 thị trường nêu trên chiếm đến 51,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2018 cũng ghi nhận 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD gồm: Điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; giày dép. Về số lượng, các nhóm hàng không tăng thêm, tuy nhiên trong từng nhóm hàng kim ngạch đều tăng mạnh thêm cả tỷ USD/nhóm hàng.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2018 với trị giá đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4%, với các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)…
Hàng dệt may, đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7%. Thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trị đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9%. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ…
Giày dép các loại đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6%. Các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…
6 thị trường và 4 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD”
Ở lĩnh vực nhập khẩu ghi nhận con số 10 thị trường, nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó số lượng thị trường là và nhóm hàng là 4.
Số thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên tăng thêm một thị trường so với năm 2017. Đó là thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 12,753 tỷ USD, trong khi năm 2017 mới đạt 9,349 tỷ USD.
Trung Quốc tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt tới 65,438 tỷ USD trong khi một năm trước là 58,592 tỷ USD.
Các thị trường khác là: Đài Loan (Trung Quốc) 13,228 tỷ USD; Hàn Quốc 47,497 tỷ USD (46,961); Nhật Bản 19,011 tỷ USD; Thái Lan hơn 12 tỷ USD.
Với tổng kim ngạch đạt 169,927 tỷ USD, 6 thị trường nêu trên chiếm đến 71,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong năm 2018.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,2 tỷ USD tăng 11,7%. Với quy mô nhập khẩu này, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn duy trì vị trí dẫn đầu được xác lập kể từ năm 2017. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 33,73 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%, với các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,87 tỷ USD giảm 3,5%. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với trị giá chiếm đến 93,2% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước.
Mặt hàng vải với kim ngạch đạt 12,775 tỷ USD, tăng 12,2%. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của mặt hàng này tập trung ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
Một điểm đáng chú ý khác trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 là việc lần đầu tiên có 1 thị trường đạt quy mô kim ngạch ba con số. Đó là thị trường Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại của 2 nước đạt 106,706 tỷ USD, tăng 12,71 tỷ USD so với một năm trước đó và chiếm đến 22,23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhập khẩu cả nước trong năm ngoái.
Tin liên quan

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt
17:57 | 19/07/2025 Xu hướng

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam
16:38 | 19/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD
15:38 | 18/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số
10:23 | 18/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt
10:22 | 18/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp xuất khẩu hộp nhôm sang Hoa Kỳ đối mặt rào cản mới
07:38 | 18/07/2025 Xu hướng

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ
14:28 | 17/07/2025 Xu hướng

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng
11:26 | 16/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu
08:58 | 16/07/2025 Xu hướng

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng
11:07 | 15/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách
09:31 | 15/07/2025 Cần biết

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn
09:25 | 15/07/2025 Xu hướng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”
19:00 | 14/07/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Quy trình điện tử tiếp nhận, xử lý hồ sơ lệ phí trước bạ ô tô, xe máy chưa qua sử dụng

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Quảng Ngãi: Ngăn chặn đưa ra thị trường hơn 70 con lợn bệnh tả lợn Châu Phi

Thu hồi, tiêu hủy 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

Quy trình điện tử tiếp nhận, xử lý hồ sơ lệ phí trước bạ ô tô, xe máy chưa qua sử dụng

Hải quan Cha Lo giải quyết lượng tờ khai tăng 28%

Thuế Hải Phòng thu ngân sách đạt 78% dự toán

Đảng bộ Hải quan khu vực XI tập trung cải cách, ứng dụng công nghệ

Đảng ủy UBND TP Hà Nội tiếp nhận Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực I

Đào tạo công nghệ Datastax phục vụ quản lý hải quan

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Gặp mặt, tặng quà thương binh, con liệt sĩ

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt

Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa chất

Gỡ điểm nghẽn pháp lý, hiện thực hóa mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ cao

Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất theo Nghị định 199/2025/NĐ-CP

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển

Quảng Ngãi: Ngăn chặn đưa ra thị trường hơn 70 con lợn bệnh tả lợn Châu Phi

Thu hồi, tiêu hủy 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Thanh Hoá: Khởi tố vụ buôn bán thuốc chữa bệnh giả

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả

Việt Nam - Thị trường y dược tỷ đô

Giá xăng đồng loạt giảm sau 15h, xuống dưới 20.000 đồng/lít

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể bứt phá, vì sao?
