Facebook Twitter youtube Tiktok

77,5% người mua hàng online trả tiền mặt - Rào cản lớn của thương mại điện tử

Mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt quy mô hàng chục tỷ USD nhưng theo thống kê có hơn 77% người tiêu dùng vẫn chọn thanh toán khi nhận hàng (COD). Thói quen tiêu dùng tiền mặt và lo ngại rủi ro của người tiêu dùng đang là rào cản, kìm hãm sự phát triển của TMĐT.
Đến năm 2030: 100% giao dịch thương mại điện tử có hóa đơn điện tử Mở đường cho tiểu thương tiến sâu vào thương mại điện tử Hàng triệu tiểu thương cả nước chuyển đổi, bước vào thương mại điện tử
77,5% người mua hàng online trả tiền mặt, thương mại điện tử chưa thể bứt tốc
Có tới 77,5% người tiêu dùng trong TMĐT Việt Nam lựa chọn phương thức thanh toán COD. Đồ họa: TT

Vì sao người tiêu dùng chưa sẵn sàng chuyển đổi?

Thống kê từ NAPAS và các nguồn dữ liệu khác cho thấy, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam ước đạt khoảng 36 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến tăng lên 57 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, TMĐT chiếm hơn 60% với khoảng 22 tỷ USD chỉ trong năm nay.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nền kinh tế số đang bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam, đóng góp 18,7% vào GDP quốc gia và TMĐT đang tăng trưởng trung bình 16% - 30%/năm. Tuy nhiên, hiện có tới 77,5% người tiêu dùng trong TMĐT Việt Nam lựa chọn phương thức thanh toán COD.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, có bốn nguyên nhân chính khiến COD vẫn là phương thức thanh toán phổ biến.

Trước tiên là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và người lớn tuổi.

Thứ hai, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ. Nhiều khu vực còn thiếu sóng wifi, 4G hoặc người dân chưa có tài khoản ngân hàng, ví điện tử hay ứng dụng ngân hàng số.

Thứ ba, liên quan đến an toàn thông tin. Các hành vi phạm tội trong lĩnh vực công nghệ cao và thanh toán điện tử ngày càng tinh vi, khó kiểm soát. Khi có nhiều bên tham gia vào chuỗi cung ứng TMĐT, dữ liệu khách hàng rất dễ bị rò rỉ.

Thứ tư, tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trên môi trường trực tuyến vẫn phổ biến. Điều này khiến người tiêu dùng mất niềm tin và không muốn thanh toán trước khi nhận được hàng.

77,5% người mua hàng online trả tiền mặt, thương mại điện tử chưa thể bứt tốc
Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 80%. Đồ họa: TT

Mục tiêu đến năm 2030, thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 80%

Bà Lê Hoàng Oanh cho biết, Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 80%.

Để tiến gần hơn đến mục tiêu này, Cục TMĐT và Kinh tế số đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện khung pháp lý và chính sách đặc thù phù hợp với đặc trưng của TMĐT.

Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 đặt mục tiêu, đến năm 2030, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 80%.

Ngoài ra, cần phát triển hạ tầng công nghệ lõi để đảm bảo an toàn, bảo mật trong các giao dịch điện tử. Một trong những yếu tố quan trọng là tăng cường kết nối và tích hợp hạ tầng thanh toán không tiền mặt giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái TMĐT.

Một điểm mới trong chiến lược thúc đẩy thanh toán số là chú trọng vào nhóm tiểu thương tại các chợ truyền thống hiện vẫn còn giao dịch tiền mặt.

Chỉ khi hạ tầng thanh toán ở chợ truyền thống hoàn thiện thì mới có thể livestream bán hàng trên các sàn TMĐT hoặc bán hàng online thông qua mạng xã hội.

Tại sự kiện “Ngày không tiền mặt” năm 2025, Cục TMĐT và Kinh tế số phát động Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Chương trình này được triển khai trên quy mô toàn quốc, nhằm tạo điều kiện cho tiểu thương tiếp cận công nghệ số và TMĐT.

Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương tập trung vào ba hoạt động chính: đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ số; cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, dễ sử dụng và hỗ trợ chi phí sử dụng cho tiểu thương.

Đặc biệt, chương trình hướng đến xây dựng cộng đồng chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Đây sẽ là nền tảng để bà con chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình tiếp cận và vận hành TMĐT một cách hiệu quả và an toàn.

Thái Hằng

Tin liên quan

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2025” sẽ diễn ra trong hai ngày, 24 - 25/10/2025. Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) phối hợp thực hiện.
Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Với vai trò là huyết mạch tài chính, ngân hàng đã và đang kiến tạo một hệ sinh thái số thông minh, gắn kết chặt chẽ dịch vụ tài chính và thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất Bộ Công Thương cắt giảm cấp phép tiền kiểm cho sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhỏ để giảm thiểu thủ tục, thay vào đó là giám sát và kiểm tra hậu kiểm khi có dấu hiệu vi phạm.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Chính phủ vừa đề xuất bổ sung dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng ba dự án luật khác và dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Bộ Công Thương khuyến cáo, người bán không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế. Mặc dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ nộp thuế thay nhưng người bán vẫn phải cập nhật định danh điện tử, đăng ký mã số thuế cá nhân, theo dõi thông tin thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025, trong đó cụ thể hóa hai trụ cột chính là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy mô hình TMĐT xanh, cạnh tranh lành mạnh.
Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Chính phủ ban hành Nghị định 163/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, Nghị định quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử (TMĐT).
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Từ livestream tại vườn đến vận chuyển tận tay người tiêu dùng, nông dân và hợp tác xã (HTX) Sơn La đang khai thác lợi thế của thương mại điện tử (TMĐT) để tiêu thụ nông sản. Hàng trăm tấn mận, hồng, đào… đã được bán qua TikTok, Facebook và các sàn TMĐT, mở rộng kênh tiêu thụ và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc hai lĩnh vực: thương mại điện tử (TMĐT) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương quản lý trước đây sẽ chuyển giao về UBND cấp tỉnh.
Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Từ nước mắm Lê Gia đến gạo đặc sản Sao Khuê, nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đang từng bước đưa sản phẩm bản địa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), chuẩn hóa chất lượng và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Bộ Công Thương Khuyến nghị tích hợp công cụ truy xuất trực tuyến ngay trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nhằm đảm bảo tính minh bạch, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và kiểm chứng xuất xứ hàng hóa.
Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Với 300/350 sản phẩm OCOP đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), Quảng Ngãi đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản địa phương và nâng tầm sản phẩm trong chuỗi giá trị quốc gia.
Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba.com vừa khởi động Cuộc thi toàn cầu CoCreate Pitch, với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 triệu USD dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trên toàn cầu. Cuộc thi nhằm tìm kiếm những ý tưởng sản phẩm sáng tạo, có khả năng thương mại hóa và mở rộng quy mô quốc tế.
Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Chương trình Livestream “Chợ phiên OCOP Bình Thuận 2025” do Chi cục Chất lượng nông sản và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận phối hợp với TikTok Shop Việt Nam tổ chức vừa qua đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực thương mại điện tử, chuyển đổi số, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác phát triển.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 71/2025/TT-BTC (Thông tư 71) sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về phí, lệ phí.Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XII đảm bảo an ninh, an toàn vận hành thông suốt và ổn định hệ thống công nghệ thông tin.
Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Từ đầu năm 2025 đến nay, Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Chi cục Hải quan khu vực VI) đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc DN XNK hàng hóa gian lận trong khai báo hải quan.
Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Ngày 3/7/2025, Bộ Tài chính có Quyết định số 2353/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh.
Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Quy định về tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý, số điện thoại của Thuế thành phố Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Phiên bản di động