Yếu tố đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài chưa từng thấy
"ASEAN+3 cần tiếp tục phát huy thế mạnh trong ứng phó khủng hoảng" | |
Nga có thể cứu EU khỏi khủng hoảng năng lượng? | |
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đe dọa đứt gãy chuỗi cung kéo dài |
Gạo được bày bán trong chợ của Pakistan. |
Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) Sébastien Abis cảnh báo: "Tình trạng mất an ninh lương thực đang gia tăng trên thế giới". Theo chuyên gia này, sự suy giảm các hoạt động kinh tế-xã hội do đại dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể thu nhập của người dân. Cùng lúc đó, lạm phát lương thực cũng tăng nhanh trong khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Đòn giáng kép này đã ảnh hưởng đến toàn thế giới và trên hết là các quốc gia mới nổi, nơi lương thực chiếm hơn một nửa ngân sách chi tiêu của gia đình.
Cho dù đó là ngũ cốc, đường hay các sản phẩm từ sữa, tất cả các sản phẩm đều có xu hướng ngày càng đắt hơn. Điều kiện thời tiết thất thường trong mùa Hè đã làm giá ngũ cốc tăng. Giá lúa mỳ đã vượt ngưỡng kỷ lục 300 euro/tấn (tương đương 338 USD/tấn) ở Paris, một kỷ lục lịch sử. Với cuộc khủng hoảng container, chi phí vận tải đang bùng nổ đối với những mặt hàng thực phẩm dễ bị hư hỏng nhất, hay nói cách khác là khó vận chuyển nhất, chẳng hạn như đường và gạo.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang khiến chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là phân bón, tăng chóng mặt. Và dầu thực vật cũng không tránh khỏi tình trạng giá tăng cao. Giá dầu cọ, (tiêu thụ rộng rãi ở châu Á), đã tăng 50% trong vòng một năm qua, lên mức 1.200 USD/tấn. Antoine de Gasquet, nhà môi giới dầu thực vật tại Baillon-Intercor nhận định: "Trong 30 năm trở lại đây, tôi chưa từng thấy một đợt tăng giá mạnh và kéo dài như vậy".
Về phía nguồn cung, tình trạng thiếu lao động tại các đồn điền ở Malaysia, nước sản xuất dầu thực vật lớn thứ hai trên thế giới, đã khiến sản xuất bị ảnh hưởng. Về phía cầu, sự quay trở lại trạng thái bình thường của thị trường dầu đã làm tăng nhu cầu của hạt có dầu. Nhà môi giới Antoine de Gasquet nhắc lại: "40% sản lượng dầu thực vật toàn cầu được dùng để sản xuất diesel sinh học", điều này trong bối cảnh lạm phát lương thực đang bắt đầu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Dù ở Indonesia hay ở châu Âu, "diesel sinh học là một chủ đề chính trị, vì sản phẩm này được hỗ trợ bởi các chương trình và trợ cấp chính phủ". Tuy nhiên, nhà môi giới này cho rằng thế giới "cần phải hạn chế điều này để không làm suy yếu các chuỗi cung ứng thực phẩm".
Một nguyên nhân khác gây lo ngại không kém là ngành hàng không cũng đang tích cực xem xét việc sử dụng nhiên liệu sinh học. Nhà môi giới Antoine de Gasque cho biết: "Hiện tại, ngành này đang sử dụng dầu đã qua sử dụng và chất thải nhưng với số lượng hạn chế. Nếu các hãng hàng không ồ ạt chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học, có lẽ chúng ta sẽ phải ăn khoai tây chiên trừ bữa".
Trong lĩnh vực thịt, tình trạng căng thẳng cũng đang được nhìn thấy rõ. François Cholat, Chủ tịch Công đoàn ngành Công nghiệp thức ăn chăn nuôi Pháp nói: "Không có nguyên liệu thô nào là không tăng giá". Trong 12 tháng qua, các nguyên liệu thô để chế biến thức ăn chăn nuôi tăng trung bình là 30%. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã chuyển mức tăng giá cho các nhà chăn nuôi, các nhà chăn nuôi cũng đang vật lộn để làm điều tương tự bằng việc tìm cách phân phối sản phẩm của họ với giá cao hơn. Và cuối cùng, chỉ có người tiêu dùng là phải gánh chịu toàn bộ sức ép của giá cả leo thang, lạm phát phi mã.
Tin liên quan
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai “ảm đạm” của Syria
07:04 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics