Xuất khẩu qua nền tảng số - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam
Hàng Việt trước “cơn lốc” thương mại điện tử xuyên biên giới Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt |
![]() |
Nội dung TMĐT xuyên biên giới được quan tâm, bàn thảo sôi nổi tại Diễn đàn toàn cảnh TMĐT diễn ra tại Hà Nội, ngày 25/4/2025. |
Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường
Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới.
Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) dự báo, đến năm 2030, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 200 tỷ USD.
Ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban Hợp tác (VECOM) cho biết: Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam ước đạt 32 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 27%. Trong đó, bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 22,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2023.
“TMĐT chiếm 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cao hơn mức 10% năm 2023. Trong đó, tỷ lệ bán lẻ hàng hóa trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hóa khoảng 11%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 8,8% của năm 2023”, ông Tâm thông tin.
Đặc biệt, xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới ghi nhận những con số ấn tượng. Theo Amazon Global Selling Việt Nam, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc và giày dép có tiềm năng lớn tại các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Năm 2025, kim ngạch xuất khẩu qua kênh TMĐT xuyên biên giới dự kiến vượt 2 tỷ USD, mở ra cơ hội tiếp cận với hàng triệu khách hàng mới và khai thác tiềm năng thị trường toàn cầu”, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết.
Như vậy, xuất khẩu qua nền tảng số đang trở thành “đường cao tốc” mới cho sản phẩm Việt Nam. Do đó, thời gian tới, cần những giải pháp thiết thực nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nền tảng số để mở rộng xuất khẩu trực tuyến, phát triển TMĐT xuyên biên giới.
4 nhóm rào cản, thách thức doanh nghiệp Việt
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, TMĐT xuyên biên giới được kỳ vọng sẽ trở thành kênh xuất khẩu chủ lực cho hàng hóa Việt Nam trong tương lai gần. Tuy vậy, doanh nghiệp Việt khi tham gia xuất khẩu qua TMĐT vẫn đối diện không ít rào cản.
Amazon Global Selling và Access Partnership chỉ ra 4 nhóm thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Cục TMĐT và kinh tế số (Bộ Công Thương) đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính và tăng cường hợp tác với các nền tảng lớn như Amazon, Alibaba… |
![]() |
Rào cản lớn nhất là về năng lực, liên quan đến tình trạng thiếu hụt nhân lực.
Tiếp đến là pháp lý, khi các quy định về xuất khẩu ra nước ngoài còn phức tạp.
Chi phí tiếp tục là bài toán khó đối với doanh nghiệp.
Kiến thức về xuất khẩu sang nước ngoài cũng là một hạn chế lớn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc Khối Công nghệ và Phát triển sản phẩm Sapo, cho biết: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn trong vận hành nền tảng TMĐT và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Trong khi, hệ thống logistics và kho bãi chưa đồng bộ, khiến việc giao hàng quốc tế của doanh nghiệp tham gia TMĐT xuyên biên giới gặp nhiều trở ngại.
Các quy định phức tạp và khác biệt về thuế giữa các quốc gia khiến việc kinh doanh xuyên biên giới của doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thị trường mục tiêu.
Thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, đưa hàng Việt vươn xa
Để tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp, giúp hàng Việt tiếp tục bứt tốc trên sàn TMĐT quốc tế, đầu năm 2025, Bộ Tài chính đã công bố và xin ý kiến rộng rãi dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT.
Nghị định được xây dựng với kỳ vọng tạo hành lang pháp lý riêng, đầy đủ, rõ ràng về chính sách quản lý, thủ tục hải quan điện tử, thuận lợi cho tổ chức và cá nhân giao dịch qua TMĐT, đồng thời góp phần phát triển lĩnh vực này.
Bộ Công Thương xây dựng Hệ sinh thái xuất khẩu trực tuyến và ban hành hướng dẫn xúc tiến thương mại trên môi trường số. Các hoạt động bao gồm: trưng bày hàng hóa trên 50 sàn TMĐT hàng đầu thế giới, tham gia hội chợ trực tuyến, tổ chức giao thương ngành hàng xuất khẩu qua mạng…
Bà Lê Thanh Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số) cho biết: Cục đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính và tăng cường hợp tác với các nền tảng lớn như Amazon, Alibaba…
Song song, cơ quan quản lý cũng hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái hỗ trợ gồm logistics, thanh toán điện tử quốc tế, dịch vụ quảng bá và chăm sóc khách hàng xuyên biên giới. Nhiều chương trình đào tạo, tập huấn theo từng ngành hàng và từng thị trường đang được triển khai, nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và làm đúng khi xuất khẩu qua sàn TMĐT.
“Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao năng lực, tận dụng hiệu quả các nền tảng số và thích ứng với những thay đổi của thị trường quốc tế”, bà Hà nhấn mạnh.
Tin liên quan

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba
09:59 | 25/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội
20:11 | 23/04/2025 Thương mại điện tử

Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua
11:15 | 23/04/2025 Thương mại điện tử

VOBF 2025 - sân chơi lớn của thương mại điện tử Việt Nam
13:23 | 22/04/2025 Thương mại điện tử

Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025
11:14 | 21/04/2025 Thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm
16:04 | 19/04/2025 Thương mại điện tử

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
15:46 | 19/04/2025 Thương mại điện tử

Tiếp thị liên kết dẫn dắt xu hướng thương mại điện tử Việt Nam
09:22 | 18/04/2025 Thương mại điện tử

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
09:06 | 16/04/2025 Thương mại điện tử

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
09:06 | 14/04/2025 Thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
11:20 | 11/04/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

Xuất khẩu qua nền tảng số - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics