Xuất khẩu gỗ phấn đấu 14 tỷ USD
Xuất khẩu hạt điều nhắm đích 3,6 tỷ USD | |
7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ USD trong 15 ngày đầu năm 2021 | |
Gỗ Việt xuất siêu “khủng” đạt 10,5 tỷ USD năm 2020 |
Gỗ Việt còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần trên thị trường đồ gỗ thế giới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Các FTA mang lại cơ hội xuất khẩu
Năm 2020, trong khi hàng loạt ngành hàng nông sản XK chủ lực gặp khó khăn nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì XK gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn thu về kết quả đầy ấn tượng. Trị giá XK cả năm 2020 đạt 12,32 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2019.
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PNT) cho biết, trong bối cảnh hiện tại, toàn ngành đặt mục tiêu XK lâm sản đạt 14 tỷ USD trong năm 2021, tổng sản lượng khai thác gỗ 32 triệu m3; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 2.800 tỷ đồng… |
Trong năm 2021 và xa hơn, Bộ NN&PTNT đánh giá cơ hội thúc đẩy XK toàn ngành không hề nhỏ. Thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới rất lớn, khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại/năm, trong đó khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ nội thất bằng gỗ. Hiện nay, kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu nên các DN có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều mặt hàng XK có thế mạnh như: Viên nén, dăm gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất… Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị XK lớn nhất trong các nhóm hàng XK gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: “Việt Nam đã phê chuẩn và đang triển khai theo lộ trình của các FTA như: Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam-EU, Việt Nam- ASEAN, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chile, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam-Trung Quốc; Việt Nam -Thái Lan, giúp thuế NK nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam. Đây là những cơ hội tốt để các DN gỗ Việt vươn ra thị trường thế giới”.
Bên cạnh cơ hội, thách thức đặt ra cho ngành gỗ Việt không hề nhỏ. Đó là nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng; cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp. Thị hiếu của người tiêu dùng các sản phẩm gỗ tại một số thị trường châu Âu thay đổi từ sử dụng đồ mộc ngoại thất bằng các loại sản phẩm thay thế như nhựa, sắt thép và các vật liệu thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đề cập tới vấn đề trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 còn kéo dài, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu… tác động không nhỏ tác động tới ngành công nghiệp chế biến gỗ trong thời gian tới.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), với dự báo về kinh tế chung của thế giới và Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục và đạt được mức tăng trưởng tốt, đặc biệt khi vaccine Covid-19 được đưa vào sử dụng trên diện rộng, ngành gỗ được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng tốt nếu tiếp tục phát huy sự sáng tạo, đổi mới như trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời thực thi nghiêm các quy định về nguồn gốc gỗ nguyên liệu, tránh các gian dối về xuất xứ hàng hóa, giảm các rủi ro về phòng vệ thương mại của các nước NK…
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nói nhiều tới điểm yếu và giải pháp của ngành gỗ trong vấn đề nguồn nguyên liệu. Hiện, ngành gỗ đang có sự mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu. Điều này thể hiện rõ nhất ở vùng duyên hải miền Trung và Đông Bắc. Diện tích rừng trồng tại khu vực miền Trung chiếm gần 41% tổng diện tích rừng trồng trong cả nước, trong khi số các cơ sở chế biến sâu chỉ chiếm khoảng 23%. Kết quả là gỗ rừng trồng đầu ra chỉ sử dụng làm dăm gỗ, mà không được đưa vào sản xuất các mặt hàng gỗ có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này làm lãng phí tài nguyên gỗ, hạn chế thu nhập của hàng triệu hộ gia đình tham gia vào khâu trồng rừng.
Từ đó, ông Lập kiến nghị tái cấu trúc phân bố lại vùng chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, thị trường chiến lược và mặt hàng chiến lược dựa trên thế mạnh của Việt Nam. Điều này có thể thực hiện được thông qua các cơ chế chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến sâu, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Đông Bắc nơi có nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng dồi dào.
Bày tỏ nhiều âu lo về vấn đề rủi ro trong NK gỗ nguyên liệu, ông Đỗ Xuân Lập cho biết: “Đối với luồng NK nguyên liệu gỗ từ Campuchia và Lào, lượng NK hiện nay từ mỗi quốc gia này còn lại rất nhỏ, chỉ trên dưới 100 nghìn m3 mỗi năm, tuy nhiên cả ngành gỗ Việt Nam bị mang tiếng rất lớn. Do vậy, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tạm thời dừng việc NK gỗ tròn, gỗ xẻ là gỗ tự nhiên từ Campuchia và từ Lào. Điều này cũng phù hợp với chính sách cấm XK gỗ tự nhiên từ 2 quốc gia này. Trong tương lai, đề nghị Thủ tướng chính phủ giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thiết lập cơ chế đàm phán song phương với Campuchia và Lào, để đảm bảo gỗ NK minh bạch, hợp pháp từ nguồn này, sau đó mới cân nhắc khả năng cho NK trở lại".
Đối với luồng cung gỗ tự nhiên từ châu Phi, đặc biệt là từ Cameroon, lượng NK mỗi năm vẫn tương đối lớn, hầu hết để phục vụ thị trường nội địa. Do đó, nhiều DN ngành chế biến, XK gỗ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tăng cường kiểm soát chặt chẽ luồng NK này; kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương, phối hợp với Bộ NN&PTNT nhanh chóng làm việc với các quốc gia châu Phi cung gỗ cho Việt Nam để thúc đẩy thiết lập chương trình thương mại gỗ hợp pháp và bền vững giữa Việt Nam và các quốc gia này”.
Toàn ngành lâm sản đặt mục tiêu nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện lên khoảng 10% vào năm 2025; tổng trị giá XK đạt 20 tỷ USD, tăng 76,9% so với năm 2019. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 15,37 tỷ USD, tăng 97,4 % so với năm 2019; gỗ các loại (dăm gỗ, viên nén, các loại ván…) đạt 3,25 tỷ USD tăng 12,6 % so với năm 2019; lâm sản ngoài gỗ đạt 1,39 tỷ USD tăng 109,1% so với năm 2019. |
Tin liên quan
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Quốc tế Long An lần đầu tham dự Hội nghị Portech châu Á
15:04 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
21:12 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB được hưởng nhiều ưu đãi dịp đầu năm mới
18:51 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
14:48 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
20:47 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
09:45 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
14:24 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
12:50 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
12:20 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics