Xuất khẩu dệt may linh hoạt đáp ứng quy định thay đổi từ EU
EU thay đổi quy định kiểm soát hoá chất trong hàng dệt may, đồ gỗ? | |
Đối mặt nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may vẫn “nhắm” đích 43 tỷ USD | |
Dệt may đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng xuất khẩu |
Ngành dệt may đang nỗ lực hướng tới nền sản xuất “xanh hoá”, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, quy định từ thị trường NK. Ảnh: N.Thanh |
Chuyển từ “luật mềm” sang “luật cứng”
Mới đây, Thụy Điển và 7 quốc gia khác là Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Luxemburg, Na Uy, Tây Ban Nha và Áo đã ký thư kêu gọi Uỷ ban châu Âu (EC) ấn định thời gian các hoá chất nguy hiểm phải được loại bỏ dần khỏi các sản phẩm tiêu dùng.
Thụy Điển và các quốc gia này nhấn mạnh, các sản phẩm như đồ dùng trẻ em, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ nội thất và quần áo hiện vẫn được phép chứa các hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thai nhi và trẻ em. Do đó, đề xuất về các quy định mới liên quan đến kiểm soát hoá chất mà EC dự định đưa ra vào đầu năm 2023 phải có lệnh cấm rộng rãi đối với các chất này để đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ nhất.
Hiện nay, thị trường EU ngày càng chú trọng vào phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết: vào cuối tháng 3/2022, EC đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU. Đồng thời, EC đã trình bày bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau.
Tại EU, tính trung bình tiêu thụ hàng dệt may đứng thứ tư trong các ngành có tác động tiêu cực đối với môi trường và biến đổi khí hậu; đứng thứ ba trong việc tiêu thụ nước và sử dụng đất. Ngoài ra, hiện có xu hướng sử dụng hàng dệt may trong thời gian rất ngắn trước khi vứt bỏ. “Do vậy, EU đã thay đổi cách tiếp cận đối với các thách thức về tính bền vững bằng việc loại bỏ các “luật mềm” như hướng dẫn quốc tế để chuyển sang các “luật cứng” như quy định và chỉ thị có tính ràng buộc pháp lý”, bà Thuý nói.
Theo Chiến lược Dệt may, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa, sau đó được tái sử dụng. Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa và thành phần sợi. Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng.
Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024.
Nỗ lực “xanh hoá”
Theo đánh giá của các chuyên gia, đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU phải có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội, môi trường. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải.
Dệt may, da giày Việt Nam là hai trong những sản phẩm, hàng hóa có tăng trưởng XK tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua. Do đó, bà Nguyễn Hoàng Thuý lưu ý, các DN dệt may, da giày cần nghiên cứu và đổi mới theo các xu thế, quy định trên, thậm chí phải “đi tắt, đón đầu” các xu hướng nhằm bứt phá XK.
Trên thực tế, trước khi thị trường EU có những động thái mới, quy định chặt chẽ hơn, các DN trong ngành dệt may cũng đã chủ động nâng cao ý thức, nỗ lực hướng tới một nền sản xuất “xanh hoá”.
Ông Vũ Ðức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: đa số DN dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải… Các DN cũng đang chuyển đổi sản xuất, đáp ứng cam kết toàn cầu và yêu cầu pháp luật của EU, điển hình như Luật Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (LkSG) của Đức có hiệu lực vào năm 2023, yêu cầu phải nhận diện, ngăn chặn, giảm nhẹ, chịu trách nhiệm rủi ro môi trường và xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ: May 10 là đơn vị đầu ngành, có uy tín trên các thị trường. Với chương trình “xanh hoá”, một mặt DN luôn luôn phải tiến đến những xu thế của thế giới. Bên cạnh đó, DN cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng NK khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại…
“Hiện nay, toàn bộ hệ thống của nhà máy May 10 về XK đều đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với một số chứng chỉ mới May 10 cũng đang phấn đấu. Ngoài câu chuyện nhà máy xanh, một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5-10 năm tự phân huỷ. Đó là điều May 10 đang tập trung rất nhiều”, ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.
Tương tự, ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ thêm: các DN dệt may cũng phải bỏ không ít chi phí đầu tư để đáp ứng yêu cầu "xanh hoá" dệt may như đầu tư điện áp mái, đầu tư hệ thống tiết kiệm nước hoặc tái sử dụng nước trong các nhà máy. Đặc biệt, với những nhà sản xuất làm đồ jean hoặc nhà dệt nhuộm, DN sẽ phải đảm bảo hoá chất sử dụng an toàn, có quy trình xử lý nước thải, tiết kiệm nước tối đa…
Tin liên quan
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô
09:40 | 15/11/2024 Xuất nhập khẩu
2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
14:45 | 14/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD
10:55 | 14/11/2024 Infographics
Tin mới
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics