Xoá "điểm nghẽn" trong giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để gia tăng tốc độ phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế Ảnh: ST |
"Điểm sáng" Thái Bình
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 5, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 mới đạt trên 22%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước gần 4%. Nguyên nhân được chỉ ra vẫn là do dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều địa phương khiến tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, trong bức tranh giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm có phần "kém sắc" vẫn nổi lên một số địa phương đang thực hiện rất tốt công tác này. KBNN Thái Bình hiện là đơn vị giữ "top" đầu về tỷ lệ giải ngân. Đến hết ngày 31/5/2021, KBNN Thái Bình đã kiểm soát, giải ngân 1.602 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch. Đây không phải lần đầu tiên KBNN Thái Bình nằm ở vị trí này mà suốt những năm qua, đơn vị luôn giữ vững "phong độ" là một trong những đơn vị "top" đầu. Tại thời điểm này, dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng nhờ những kinh nghiệm từng có nên kết quả giải ngân vốn đầu tư ở tỉnh này vẫn không bị ảnh hưởng.
Theo KBNN Thái Bình, ngay khi nhận được quyết định giao vốn năm 2021, tỉnh Thái Bình đã khẩn trương phân bổ nguồn vốn cho các dự án. Là cơ quan thực hiện kiểm soát, thanh toán các nguồn vốn, KBNN Thái Bình cũng tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị KBNN trực thuộc phối hợp với cơ quan tài chính kịp thời nhập nguồn vốn vào Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) cho các dự án.
Bên cạnh đó, KBNN Thái Bình đã nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện giải ngân vốn của từng dự án theo đúng thẩm quyền. Đối với các vướng mắc vượt thẩm quyền, đơn vị đã tập hợp và chủ động báo cáo với cấp có thẩm quyền và đều nhận được sự quan tâm và giải quyết kịp thời từ các cấp lãnh đạo tỉnh. Ngoài ra, KBNN Thái Bình luôn có sự trao đổi thường xuyên với các chủ đầu tư, đề nghị chủ đầu tư giải trình và phối hợp để cùng tháo gỡ trong quá trình giải ngân vốn đầu tư. Với cách làm này, KBNN Thái Bình đã tạo được sự nhất quán, đồng thuận trong quá trình giải ngân vốn, từ đó đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn.
Một trong những "bí kíp" giúp KBNN Thái Bình đạt được kết quả cao dù đây là tỉnh đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ngay từ năm 2020, với việc tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh được "phủ sóng" dịch vụ công trực tuyến nên dù dù thực hiện giãn cách, các chủ đầu tư vẫn có thể gửi hồ sơ, khối lượng công trình đã được nghiệm thu trước đó lên dịch vụ công trực tuyến để KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán. Công tác giải ngân nhờ đó cũng được đảm bảo.
"Đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng"
Trở lại với "bức tranh" giải ngân vốn đầu tư công của cả nước, bên cạnh những lý do khách quan như giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân thì một nguyên nhân quan trọng khác là tình trạng chậm phân bổ vốn cũng như việc "đủng đỉnh" của một số chủ đầu tư. Theo đó, tỷ lệ giải ngân 5 tháng đầu năm đạt thấp còn do tháng 1/2021 là thời điểm các chủ đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 được phép kéo dài sang năm 2021 với số vốn khoảng trên 51.065 tỷ đồng. Tháng 2/2021 lại trùng với kỳ nghỉ tết Nguyên đán nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2021.
Ngoài ra, do nhiều địa phương triển khai phân bổ vốn chậm. Một số dự án khởi công mới chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nên các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa có cơ sở để triển khai thực hiện các dự án khởi công mới. Hơn nữa, thực tế nhiều năm qua, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công thường xảy ra tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”. Theo đó, thời điểm cuối năm, các chủ đầu tư thường thực hiện tạm ứng hợp đồng để có thể đạt chỉ tiêu về giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Để đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án được giao quản lý với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, địa phương để xử lý các "điểm nghẽn" trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực.
KBNN cũng đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương giao nốt kế hoạch vốn năm 2021 còn lại cho các chủ đầu tư trực thuộc; đồng thời nhập dự toán kịp thời lên Tabmis để đảm bảo nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải ngân của các dự án.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics