Facebook Twitter youtube Tiktok

Xi măng: Tiêu thụ nội địa giảm, xuất khẩu tăng

(HQ Online) - Dịch bệnh và các quy định về giãn cách xã hội đã làm đình trệ nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó kéo giảm sức cầu xi măng trong nước, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu.
Xuất khẩu xi măng và clinker tăng gần 5 triệu tấn
Tăng thuế xuất khẩu clanke để hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo
Xuất khẩu xi măng có duy trì được đà tăng trong năm 2021?
Doanh nghiệp xi măng muốn tồn tại và phát triển phải hướng đến sản xuất xanh và bền vững, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. 	Ảnh: ST
Doanh nghiệp xi măng muốn tồn tại và phát triển phải hướng đến sản xuất xanh và bền vững, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Ảnh: ST

Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu

Theo Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), 8 tháng năm 2021, tiêu thụ xi măng đạt khoảng 70,77 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 43,54 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ước đạt khoảng 27,23 triệu tấn, tăng tới 12% so với cùng kỳ. Hiện Trung Quốc, Philippines, Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng xi măng và clinker.

Theo Chiến lược Phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam được Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2021-2030, chỉ đầu tư thêm các nhà máy xi có công suất từ 5.000 tấn clinker/ngày trở lên. Đến năm 2025, nhà máy xi măng công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng cũng phải giảm xuống. Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư các dây chuyền sản xuất xi măng tính đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn, đưa tổng công suất dự kiến của cả nước lên 140,35 triệu tấn/năm với tổng 109 dây chuyền sản xuất xi măng.

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu, TS. Lương Đức Long, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay, sản lượng xuất khẩu xi măng tăng 12% là tín hiệu đáng mừng do tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu (EU), Canada, Mỹ, Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường. Nhu cầu sử dụng xi măng tăng cao và giá xi măng tại các thị trường này cũng đang được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Hơn nữa, xuất khẩu xi măng và clinker Việt Nam có sức cạnh tranh lớn nhờ lợi thế về đường biển.

Theo VNCA, thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu vẫn ở mức trung bình khoảng 200 triệu tấn/năm. Tháng 8 và 8 tháng năm 2021 tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm. Theo các doanh nghiệp, do tác động của đợt dịch lần thứ tư bùng phát, đặc biệt là các quy định về giãn cách xã hội tại Hà Nội, TPHCM và nhiều địa phương khác khiến không ít công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động. Số liệu của VNCA cho thấy, lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa ở các vùng trong tháng 8 đều giảm so với tháng 7. Đặc biệt, tổng lượng tiêu thụ xi măng tại miền Nam - khu vực chịu ảnh hưởng lớn đại dịch đã giảm tới 55,8% so với tháng 7.

Cần có chiến lược phát triển phù hợp

Dự báo tình hình dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý 4, giúp tái khởi động các dự án bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường xi măng trong nước sẽ bình ổn trở lại, thậm chí là tăng trưởng tốt. Do đó, để kích cầu tiêu thụ xi măng trong thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp xi măng đã đưa ra những chiến lược cụ thể như tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tối ưu hóa hạ tầng logistic, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý giá bán, kênh phân phối, hóa đơn điện tử…

Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đã linh hoạt chuyển hướng kinh doanh và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trên cơ sở tận dụng những lợi thế sẵn có. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, trong các chi phí đầu vào, mỗi năm Công ty thường mất khoảng 150 - 170 tỷ đồng để mua bao bì các loại. Vì thế, Công ty đang triển khai các bước để xây dựng dự án nhà máy Bao bì QNC với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng ngay tại khu vực nhà máy Xi măng Lam Thạch 1 đã cũ. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Công ty loại bỏ một dây chuyền cũ, tận dụng hiệu quả quỹ đất, giải quyết công việc cho gần 200 lao động dôi dư… từ đó tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Còn tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn, với việc đầu tư công nghệ xử lý rác thải công nghiệp, bùn thải để thay thế một phần nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng… không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm tài nguyên. Cùng với đó, Vicem Bút Sơn còn số hóa toàn bộ chuỗi tiêu thụ và logistics, hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ khách hàng thuộc chuỗi tiêu thụ và đặt hàng qua ứng dụng trên điện thoại thông minh…

Hơn nữa, với mục tiêu hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ tăng thuế xuất khẩu đối với clinker từ mức hiện tại 5% lên 10%. Theo cơ quan này, tuy việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước, nhưng đây lại không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa trên việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo. Bên cạnh đó, việc tăng xuất khẩu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác, đặc biệt khi sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam sử dụng điện với giá thấp.

Một vấn đề nữa cũng cần các doanh nghiệp xi măng cân nhắc, tính toán đó là đến năm 2023, xi măng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển cần đáp ứng yêu cầu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng ở mức thấp. Nếu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng cao như hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế cao hơn... Những vấn đề này cho thấy các doanh nghiệp xi măng muốn tồn tại và phát triển phải hướng đến sản xuất xanh và bền vững, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Hương Dịu

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu tháng đầu năm đạt hơn 63 tỷ USD

Xuất nhập khẩu tháng đầu năm đạt hơn 63 tỷ USD

(HQ Online) - Cả xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 đều giảm so với cùng kỳ 2024, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu cà phê vào thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì để tuân thủ EUDR

Xuất khẩu cà phê vào thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì để tuân thủ EUDR

(HQ Online) - Để tiếp cận và duy trì thị phần trong khu vực này, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng; hợp tác với các tổ chức và tận dụng nguồn hỗ trợ; tận dụng EUDR để tạo lợi thế cạnh tranh...
Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng cho nguyên liệu thủy sản nhập khẩu

Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng cho nguyên liệu thủy sản nhập khẩu

(HQ Online) - Doanh nghiệp thủy sản đề nghị công nhận Chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ Hoa Kỳ đủ điều kiện cho chế biến xuất khẩu đi EU.
Nửa tháng chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính và sản phẩm, linh kiện điện tử

Nửa tháng chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính và sản phẩm, linh kiện điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm

Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm

(HQ Online) - So với cùng kỳ 2024, xuất khẩu nửa đầu tháng 1/2025 tăng trưởng hơn 6%, tương đương gần 1 tỷ USD.
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

(HQ Online) - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD, cán cân thương mại bị thâm hụt gần 2 tỷ USD.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Các CEO khu vực châu Á - Thái Bình Dương lạc quan và thận trọng bước vào năm 2025

Các CEO khu vực châu Á - Thái Bình Dương lạc quan và thận trọng bước vào năm 2025

Đây là một trong những nhận định được đưa ra trong kết quả khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 28 - Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC.
Hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp gia nhập thị trường thuận lợi, an toàn, minh bạch

Hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp gia nhập thị trường thuận lợi, an toàn, minh bạch

Góp ý Dự thảo Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), VCCI cho rằng, các quy định phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của pháp luật.
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục cho hơn 210 nghìn tờ khai trong tháng đầu năm

Hải quan Hải Phòng làm thủ tục cho hơn 210 nghìn tờ khai trong tháng đầu năm

Lượng tờ khai làm thủ tục tại Cục Hải quan Hải Phòng trong tháng 1/2025 giảm 4,04% so với cùng kỳ năm 2024 và giảm 17,75% so với tháng trước.
Phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm tại cầu Bắc Luân II, Móng Cái đi vào hoạt động

Phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm tại cầu Bắc Luân II, Móng Cái đi vào hoạt động

Hàng hóa kiểm nghiệm đạt chuẩn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thuận lợi thông quan, tránh những tổn thất không đáng có.
Mục tiêu tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Mục tiêu tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin năm 2025.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động