Xây dựng cơ chế xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhằm xử lý nợ xấu phát sinh
Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Ảnh: ST |
Tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng
Theo Bộ Tài chính, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ với NHPT mà còn đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có triển khai hoạt động này. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư hướng dẫn trích lập và dự phòng quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bao gồm các ngân hàng chính sách như NHPT.
Đối với NHPT, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng (dưới hình thức cho vay, bảo lãnh vay vốn) đối với các dự án đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ cho vay của NHPT tại thời điểm 30/6/2023 là hơn 182.000 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt gần 43.000 tỷ đồng với hơn 559 dự án vay vốn. Hiện nay, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Do chưa có căn cứ pháp lý về xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT nên chưa đủ cơ sở sử dụng số dự phòng rủi ro này để xử lý nợ xấu, để từng bước hỗ trợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động tín dụng của NHPT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với NHPT nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ để NHPT xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng, đảm bảo tương đồng đối với quy định hiện hành về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ban hành quyết định này nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho NHPT trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng, qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu của phương án cơ cấu lại NHPT bền vững, hiệu quả.
Theo Bộ Tài chính, quan điểm xây dựng dự thảo quyết định là phân định rõ thẩm quyền, giao trách nhiệm cho NHPT trong việc xử lý rủi ro tín dụng có gắn trách nhiệm khi khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay; đồng thời vẫn có sự quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo dự thảo quyết định, phạm vi điều chỉnh của quyết định này là cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với 3 khoản nợ vay mà NHPT chịu rủi ro gồm: Một là, khoản nợ vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm: khoản nợ vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mà NHPT được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất hoặc phí quản lý khoản nợ vay NHPT nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân. Hai là, khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ba là, khoản nợ vay khác của NHPT bao gồm: cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay
Theo Bộ Tài chính, việc quy định phạm vi điều chỉnh như trên để bao quát toàn bộ các khoản nợ vay chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của NHPT (gồm cả các khoản nợ xấu phát sinh giai đoạn trước khi cơ chế xử lý rủi ro tín dụng được ban hành). Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quyết định đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại Tờ trình báo cáo Bộ Chính trị về tình hình cơ cấu lại, định hướng hoạt động và xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT.
Về nguyên tắc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng của NHPT, dự thảo Quyết định quy định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong trường hợp chuyển theo dõi ngoại bảng và bao gồm cả trường hợp bán nợ. Tuy nhiên, do quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NHPT trích lập căn cứ vào tình hình tài chính của ngân hàng, không được trích lập đầy đủ như NHTM, do đó, dự thảo Quyết định giới hạn xử lý rủi ro trong trường hợp bán nợ chi áp dụng đối với nợ xấu (bao gồm khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sân; cá nhân bị chết, mất tích; nợ nhóm 5. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của NHPT được chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (với cơ chế trích lập và sử dụng khác nhau), NHPT thực hiện quản lý, theo dõi riêng đối với từng quỹ dự phòng rủi ro. Do đó, dự thảo Quyết định quy định nguyên tắc việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay.
Cụ thể, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay của Hợp đồng tín dụng ký trước thời điểm Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành và khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư được trích lập theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ của Hợp đồng tín dụng đầu tư ký sau ngày Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ vay này. Quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay khác bao gồm cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phi quản lý.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics